Cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư dựa trên những nội dung nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại trung ương có trách nhiệm giám sát quy trình thực hiện đối với các dự án nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư dựa trên những nội dung nào?
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư?
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại trung ương có trách nhiệm giám sát quy trình thực hiện đối với các dự án nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP như sau:
Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Luật này và các dự án khác được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa phương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP như sau:
Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
...
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với từng lĩnh vực tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại trung ương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện đối với các dự án sau đây:
(1) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
(2) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
(3) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
(4) Các dự án khác được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại trung ương có trách nhiệm giám sát quy trình thực hiện đối với các dự án nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 87 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP như sau:
Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Hồ sơ mời thầu.
2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
4. Kết quả kiểm định chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này.
6. Các nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này, của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư dựa trên các nội dung sau đây:
(1) Hồ sơ mời thầu.
(2) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
(3) Việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
(4) Kết quả kiểm định chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
(5) Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
(6) Các nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
Các nội dung khác theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư?
Căn cứ Điều 88 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng như sau:
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức giám sát và hướng dẫn giám sát đầu tư của cộng đồng nơi thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Như vậy, trong việc giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức giám sát và hướng dẫn giám sát đầu tư của cộng đồng nơi thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?