Cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá có được thẩm định trong trường hợp mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước không?
- Cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá có được thẩm định trong trường hợp mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước không?
- Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước thực hiện phải bao gồm những nội dung gì?
- Việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước thực hiện được quy định ra sao?
Cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá có được thẩm định trong trường hợp mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu thẩm định giá tài sản
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị (sau đây gọi chung là yêu cầu) bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá, cụ thể như sau:
a) Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 (mười lăm) ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;
d) Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, trong trường hợp mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán tài sản nhà nước.
Cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá (hình từ Internet)
Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước thực hiện phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu thẩm định giá tài sản
...
2. Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;
b) Nội dung yêu cầu thẩm định giá;
c) Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
...
Chiếu theo quy định này, văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;
- Nội dung yêu cầu thẩm định giá;
- Thông tin về:
+ Tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan;
+ Chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá;
+ Chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
Việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước thực hiện được quy định ra sao?
Theo Điều 24 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện được tiến hành như sau:
- Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo phân cấp do luật định.
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của cơ quan có văn bản yêu cầu thẩm định giá;
+ Trường hợp cần thiết thì thành lập Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại Điều 45 Luật Giá 2012, Điều 28 Nghị định 89/2013/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Trường hợp từ chối thẩm định giá do không đúng thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá; không đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu; các trường hợp không được tham gia thẩm định giá quy định tại Điều 31 Nghị định 89/2013/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?