Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế và tiêm chủng?
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sử dụng vắc xin và tiêm chủng?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2268/QĐ-BYT năm 2018 quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Y tế dự phòng là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm: phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; sử dụng vắc xin, tiêm chủng; xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; dinh dưỡng cộng đồng; chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng; phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
2. Cục Y tế dự phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Y tế dự phòng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, trong đó bao gồm cả việc sử dụng vắc xin, tiêm chủng.
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sử dụng vắc xin và tiêm chủng? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Cục Y tế dự phòng là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định số 2268/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì Cục Y tế Dự phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
- Chủ trì xây dựng các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
+ Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh lây truyền qua thực phẩm; các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các bệnh bị lãng quên).
+ Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và bệnh mạn tính khác.
+ Sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
+ Xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và an toàn sinh học trong xét nghiệm.
+ Dinh dưỡng cộng đồng.
+ Chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe cộng đồng và một số nội dung y tế công cộng.
+ Phát triển hệ thống y tế dự phòng.
- Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế tại Việt Nam.
- Quản lý chỉ đạo Hệ thống đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh và sự kiện y tế công cộng quốc gia (EOC).
- Chủ trì, phối hợp xây dựng danh mục thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư chuyên dụng và dự toán kinh phí phòng, chống dịch, bệnh để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Quản lý việc mua sắm, cấp phát thuốc, hoá chất, trang thiết bị, vật tư đáp ứng công tác phòng, chống dịch, bệnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao sức khỏe; truyền thông về yếu tố nguy cơ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế phân công.
Cơ cấu tổ chức của Cục Y tế dự phòng là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định số 2268/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;
c) Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;
d) Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;
đ) Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.
3. Cơ chế hoạt động:
a) Cục Y tế dự phòng hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục, các phòng thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục đã được Bộ trưởng Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, các phòng thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục Y tế dự phòng được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
5. Kinh phí:
Kinh phí hoạt động của Cục Y tế dự phòng do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Y tế dự phòng như sau:
- Cục Y tế dự phòng gồm có:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;
+ Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;
+ Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;
+ Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.
- Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng:
+ Gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
+ Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
+ Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?