Cơ quan nào thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị? Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị trong trường hợp nào?
Cơ quan nào thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Quy hoạch đô thị 2009, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Cơ quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Theo đó, Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Quy hoạch (Hình từ Internet)
Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau:
Hội đồng thẩm định
1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy hoạch đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.
2. Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan.
Theo đó, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trong các trường hợp sau đây:
+ Quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quy hoạch đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.
- Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan.
Như vậy, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị trong 2 trường hợp nêu trên.
Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sẽ thực hiện những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Quy hoạch đô thị 2009, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị bao gồm:
a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch cao hơn;
2. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch đô thị bao gồm:
a) (bị bãi bỏ bởi Khoản 6 Điều 75 Luật Đầu tư 2020)
b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch đô thị với nhiệm vụ và yêu cầu quy hoạch đô thị quy định tại Điều 6 của Luật này và các yêu cầu về nội dung đối với từng loại đồ án quy định tại các mục 3, 4 và 5 Chương II của Luật này.
Theo đó, nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị bao gồm:
+ Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch cao hơn;
- Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch đô thị bao gồm:
+ Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
+ Sự phù hợp của đồ án quy hoạch đô thị với nhiệm vụ và yêu cầu quy hoạch đô thị quy định tại Điều 6 của Luật này và các yêu cầu về nội dung đối với từng loại đồ án quy định tại các mục 3, 4 và 5 Chương II của Luật này.
Như vậy, thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sẽ thực hiện những nội dung như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?