Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
- Kinh phí thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do ai đảm bảo?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thống nhất trong toàn quốc.
b) Công bố công khai các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được cấp có thẩm quyền xử lý trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
c) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
d) Tổ chức kết nối, tích hợp, trao đổi dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính giữa Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương và Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
...
Căn cứ trên quy định Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:
- Xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thống nhất trong toàn quốc.
- Công bố công khai các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được cấp có thẩm quyền xử lý trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
- Tổ chức kết nối, tích hợp, trao đổi dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính giữa Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương và Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thống nhất trong toàn quốc.
Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do ai đảm bảo?
Theo Điều 21 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí thực hiện
Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các cơ quan này theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện việc nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cho các cơ quan này.
Theo đó, kinh phí thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các cơ quan này theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện việc nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cho các cơ quan này.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ để kết nối, tích hợp, trao đổi dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính giữa Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương và Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
Đồng thời, cập nhật tình hình, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?