Cơ quan nào có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm? Công bố thông tin về biện pháp bảo đảm như thế nào?
Ai có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm?
Tại Điều 59 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm để phục vụ hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc tìm hiểu thông tin trong trường hợp này không phải trả phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm?
Cơ quan nào có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm?
Căn cứ Điều 63 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm như sau:
(1) Các cơ quan sau đây có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm:
- Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản;
- Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại.
(2) Nguyên tắc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được quy định như sau:
- Việc trao đổi thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác; thông tin trao đổi được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan;
- Việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin được thực hiện đúng thời hạn, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(3) Phạm vi tài sản bảo đảm được trao đổi bao gồm các thông tin sau đây:
- Thông tin do cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm trao đổi bao gồm: bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển; thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Thông tin do cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại trao đổi bao gồm: Quyết định kê biên hoặc Quyết định giải tỏa kê biên tài sản thi hành án; người phải thi hành án và chủ sở hữu tài sản; tài sản kê biên.
(4) Việc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
- Khi thực hiện việc đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, xóa đăng ký đối với tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, Trung tâm Đăng ký có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản, nếu người yêu cầu đăng ký có văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông.
Ngay trong ngày nhận được thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông do Trung tâm Đăng ký gửi đến, nếu không thuộc một trong các trường hợp từ chối tiếp nhận, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình và phản hồi kết quả giải quyết để Trung tâm Đăng ký biết, gửi thông báo cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có liên quan;
- Ngay trong ngày ký Quyết định kê biên tài sản hoặc giải tỏa kê biên tài sản thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến các cơ quan sau đây:
Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, tài sản gắn liền với đất bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu bay bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu biển bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
Trung tâm Đăng ký trong trường hợp tài sản bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên là tài sản không thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai, Cục Hàng không Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại, nếu không thuộc trường hợp từ chối trao đổi thông tin, thì các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình.
Công bố thông tin về biện pháp bảo đảm như thế nào?
Theo Điều 64 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về việc công bố thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
"Điều 64. Công bố thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Thông tin về biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình đã đăng ký được công bố theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở này.
3. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?