Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách xã? Quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm được quy định thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách xã?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định về kế toán và quyết toán ngân sách xã như sau:
Kế toán và quyết toán ngân sách xã
1. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hằng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Ủy ban nhân dân xã theo quy định và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã.
...
Theo quy định trên, cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách xã là Ủy ban nhân dân xã.
Và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hằng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Ủy ban nhân dân xã theo quy định và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã.
Để thực hiện công tác quyết toán ngân sách xã hằng năm thì Ủy ban nhân dân xã thực hiện những công việc gì?
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định về kế toán và quyết toán ngân sách xã như sau:
Kế toán và quyết toán ngân sách xã
...
3. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hằng năm, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các việc sau đây:
a) Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng dự phòng và các nguồn tài chính tự có hợp pháp khác để đảm bảo cân đối ngân sách xã;
b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định;
c) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả; trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau;
d) Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31 tháng 12. Nếu nộp sau thời hạn trên, phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó; các khoản chi có trong dự toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau chưa thực hiện, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước để thực hiện và hạch toán kế toán, quyết toán vào ngân sách năm sau;
đ) Số dư tài khoản tiền gửi của ngân sách xã đến hết ngày 31 tháng 12 (nếu có) được chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định.
...
Theo đó, để thực hiện công tác quyết toán ngân sách xã hằng năm thì Ủy ban nhân dân xã thực hiện những công việc được quy định tại khoản 3 Điều 13 nêu trên.
Quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 344/2016/TT-BTC về quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm như sau:
Kế toán và quyết toán ngân sách xã
...
4. Quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm:
a) Ủy ban nhân dân xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hằng năm (theo mẫu biểu số 07 đến mẫu biểu số 12 kèm theo Thông tư này) báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã để thẩm tra, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã cho ý kiến trước khi báo cáo Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư ngân sách năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau;
c) Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu bộ phận tài chính, kế toán xã;
d) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
Như vậy, quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?