Cơ quan nào có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia? Hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm những gì?
Bản vẽ vị trí hiện vật được bảo quản cần phải có tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản hiện vật thì hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật gồm các nội dung sau:
- Thuyết minh thiết kế bảo quản hiện vật, bao gồm:
+ Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học;
+ Mô tả xuất xứ, hiện trạng và đánh giá niên đại, vật liệu, màu sắc, tình trạng kỹ thuật của hiện vật được bảo quản;
+ Phân tích nguyên nhân gây hỏng, xuống cấp hiện vật;
+ Đề xuất giải pháp bảo quản hiện vật (nêu rõ giải pháp kỹ thuật, vật liệu, màu sắc và các giải pháp phòng ngừa rủi ro).
- Bộ ảnh tư liệu (nếu có) và ảnh chụp vào thời điểm khảo sát, in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, thể hiện tình trạng kỹ thuật của hiện vật được bảo quản.
- Bản vẽ thi công bảo quản hiện vật, bao gồm:
+ Bản vẽ vị trí hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1/200 - 1/100;
+ Bản vẽ tư liệu liên quan đến các lần bảo quản hiện vật (nếu có);
+ Bản vẽ hiện trạng chi tiết hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1/50 - 1/10 có chú thích về niên đại, vật liệu, màu sắc và tình trạng kỹ thuật;
+ Bản vẽ giải pháp chi tiết bảo quản hiện vật, tỷ lệ 1/50 - 1/10 (nêu rõ giải pháp kỹ thuật, vật liệu, màu sắc và các giải pháp phòng ngừa rủi ro);
+ Bản vẽ mô tả quy trình kỹ thuật thi công bảo quản hiện vật (nếu có).
- Dự toán chi phí bảo quản hiện vật.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì bản vẽ vị trí hiện vật được bảo quản có tỷ lệ từ 1/200 - 1/100.
Cơ quan nào có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích như sau:
- Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với nội dung được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp tỉnh; có văn bản đề nghị Cục Di sản văn hóa tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
+ Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật được thực hiện như quy định đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp tỉnh.
Di tích
Hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:
- Thuyết minh nội dung điều chỉnh, bổ sung;
- Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;
- Bản sao bản vẽ giải pháp tu bổ di tích đã được phê duyệt liên quan đến nội dung điều chỉnh, bổ sung;
- Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ giải pháp điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích;
- Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
- Dự toán điều chỉnh, bổ sung.
Tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải thể hiện rõ những phát sinh, phát hiện mới về di tích.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm: Thuyết minh nội dung điều chỉnh, bổ sung; Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên; Bản sao bản vẽ giải pháp tu bổ di tích đã được phê duyệt liên quan đến nội dung điều chỉnh, bổ sung; Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ giải pháp điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích; Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích; Dự toán điều chỉnh, bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?