Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân trong công tác tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân trong công tác tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp?
- Gia đình có trách nhiệm trong việc tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp hay không?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên như thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân trong công tác tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 13/2021/NĐ-CP về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm như sau:
Về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm
1. Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được:
a) Cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động;
b) Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm;
c) Tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn; tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề.
3. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Tư vấn, hướng nghiệp; cung cấp thông tin, xu hướng việc làm, thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên;
b) Được liên kết với các tổ chức, đơn vị khác để đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm cho thanh niên theo quy định của pháp luật.
4. Gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn.
Gia đình có trách nhiệm trong việc tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp hay không?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Thanh niên 2020 về trách nhiệm của gia đình như sau:
Trách nhiệm của gia đình
1. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
2. Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.
3. Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
4. Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
5. Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.
Như vậy, gia đình có trách nhiệm tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Gia đình có trách nhiệm trong việc tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Thanh niên 2020 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;
- Lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên;
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên khi đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khỏe, cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;
- Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thanh niên;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?