Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng là kết quả của dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước?
Giống cây trồng được đặc cách công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Công nhận đặc cách
…
2. Đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng đã nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là giống nền) có chứa một hoặc tổ hợp một số sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là giống cây trồng biến đổi gen) được xem xét công nhận đặc cách khi giống cây trồng biến đổi gen đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Giống cây trồng biến đổi gen tương đồng với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen.
Theo đó, trường hợp giống cây trồng đã nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là giống nền) có chứa một hoặc tổ hợp một số sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là giống cây trồng biến đổi gen).
Đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng biến đổi gen được xem xét công nhận đặc cách khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn so với kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm đang sử dụng phổ biến trong sản xuất.
+ Phù hợp yêu cầu sản xuất (cơ cấu cây trồng, mùa vụ; giảm mức độ nhiễm sâu bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường, thích ứng, né tránh điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có tính cạnh tranh cao hơn, bảo vệ sức khoẻ con người, phát triển ngành nghề truyền thống, chất lượng sản phẩm tốt hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất, phong tục tập quán và một số lợi thế khác).
- Giống cây trồng biến đổi gen tương đồng với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen.
Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng là kết quả của dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận đối với tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng là kết quả của dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Công nhận thông qua Tổ chuyên gia tư vấn độc lập
1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Tổ chuyên gia tư vấn độc lập (dưới đây gọi tắt là Tổ chuyên gia) đánh giá hồ sơ đăng ký tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ (đề tài, dự án) cấp nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề nghị công nhận. Tổ chuyên gia có từ 3 người đến 5 người là những người am hiểu về lĩnh vực đề nghị công nhận, gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Thư ký và các thành viên; trong đó không có đại diện của Tổ chức đăng ký.
…
Theo đó, đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ (đề tài, dự án) cấp nhà nước đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề nghị công nhận thì trong trường hợp cần thiết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Tổ chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký.
Tổ chuyên gia tư vấn độc lập có từ 3 người đến 5 người là những người am hiểu về lĩnh vực đề nghị công nhận, gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Thư ký và các thành viên; trong đó không có đại diện của Tổ chức đăng ký.
Tổ chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện theo quy trình làm việc ra sao?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Công nhận thông qua Tổ chuyên gia tư vấn độc lập
…
2. Quy trình làm việc của Tổ chuyên gia:
a. Thư ký hội Tổ chuyên gia đọc quyết định thành lập Tổ chuyên gia và giới thiệu đại biểu tham dự;
b. Tổ trưởng Tổ chuyên gia chủ trì phiên họp theo trình tự sau:
- Các thành viên Tổ chuyên gia đọc nhận xét, đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu (Phụ lục 4);
- Thư ký Tổ chuyên gia đọc phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có) để Tổ chuyên gia đọc tham khảo;
- Tổ chuyên gia thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đánh giá đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận;
- Tổ trưởng Tổ chuyên gia công bố kết quả bỏ phiếu và dự thảo kết luận đánh giá tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận;
- Tổ chuyên gia thảo luận để thống nhất nội dung kết luận và thông qua biên bản phiên họp của Tổ chuyên gia theo biểu mẫu (Phụ lục 5);
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ ý kiến kết luận của Tổ chuyên gia trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày Hồ sơ đăng ký đã được hoàn thiện theo kết luận của Tổ chuyên gia.
Theo đó, quy trình làm việc của Tổ chuyên gia được quy định cụ thể như sau:
(1) Thư ký hội Tổ chuyên gia đọc quyết định thành lập Tổ chuyên gia và giới thiệu đại biểu tham dự;
(2) Tổ trưởng Tổ chuyên gia chủ trì phiên họp theo trình tự sau:
- Các thành viên Tổ chuyên gia đọc nhận xét, đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT);
- Thư ký Tổ chuyên gia đọc phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có) để Tổ chuyên gia đọc tham khảo;
- Tổ chuyên gia thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đánh giá đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận;
- Tổ trưởng Tổ chuyên gia công bố kết quả bỏ phiếu và dự thảo kết luận đánh giá tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận;
- Tổ chuyên gia thảo luận để thống nhất nội dung kết luận và thông qua biên bản phiên họp của Tổ chuyên gia theo biểu mẫu (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT);
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?