Cơ quan nào có quyền thẩm định cho vay lại vốn vay ODA? Quy trình thẩm định cho vay lại được thực hiện thế nào?
Cơ quan nào có quyền thẩm định cho vay lại vốn vay ODA? Ngoài Bộ Tài chính còn cơ quan nào có quyền thẩm định nữa hay không?
Cơ quan nào có quyền thẩm định cho vay lại vốn vay ODA? Ngoài Bộ Tài chính còn cơ quan nào có quyền thẩm định nữa hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 24 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền thẩm định cho vay lại vốn vay ODA là:
Cơ quan thẩm định cho vay lại
1. Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại thẩm định việc cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại thẩm định việc cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Quy trình thẩm định cho vay lại vốn vay ODA được thực hiện thế nào?
Về quy trình thẩm định cho vay lại vốn vay ODA thì tại Điều 26 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy trình thẩm định cho vay lại
1. Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đại diện có thẩm quyền của bên vay lại gửi cơ quan thẩm định cho vay lại, đồng gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định cho vay lại, kèm theo hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Người quyết định đầu tư đối với dự án vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài khi phê duyệt dự án đầu tư cần đảm bảo phương án hoàn trả vốn vay có căn cứ và có tính khả thi cao.
2. Trường hợp Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay lại.
3. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định cho vay lại.
4. Trường hợp đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc cho vay lại; trường hợp không đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không ký kết khoản vay nước ngoài.
5. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cho vay lại, Bộ Tài chính thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
6. Cơ quan thẩm định cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cho vay lại. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tài liệu, số liệu báo cáo, cung cấp trong hồ sơ thẩm định
Hồ sơ thẩm định với doanh nghiệp muốn được thực hiện cho vay lại cần có những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ thẩm định việc cho vay lại đối với doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ thẩm định
....
Hồ sơ thẩm định đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
b) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
c) Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ; phương án bố trí vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp), vốn đối ứng; phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay; phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt;
d) Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
Như vậy, hồ sơ thẩm định cho vay lai vốn vay ODA đối với doanh nghiệp gồm có:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư
- Báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ.
- Phương án bố trí vốn chủ sở hữu, vốn đối ứng.
- Phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay.
- Phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?