Cơ quan nào có quyền ra quyết định kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán? Việc kiểm tra đột xuất này được thực hiện khi nào?
Việc kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện trong trường hợp nào?
Kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định về hình thức kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
Hình thức kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán
Việc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán được thực hiện theo hình thức kiểm tra gián tiếp và kiểm tra trực tiếp. Cụ thể như sau:
…
2. Kiểm tra trực tiếp: Là việc cơ quan chủ trì kiểm tra thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán. Hình thức kiểm tra trực tiếp bao gồm:
2.1. Kiểm tra định kỳ
Hàng năm, căn cứ vào thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
2.2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan chủ trì kiểm tra thực hiện việc kiểm tra đột xuất các đối tượng được kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm tra để xác minh các đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Kiểm tra các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình quản lý, kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Theo đó, việc kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán theo hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện trong trường hợp sau:
- Kiểm tra để xác minh các đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kiểm tra các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình quản lý, kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Cơ quan nào có quyền ra quyết định kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán theo nội dung kiểm tra tại Điều 4 Thông tư này.
2. Hàng năm, căn cứ vào thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính rà soát, lập kế hoạch kiểm tra, công bố công khai danh sách đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc đối tượng kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong năm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính và thông báo cho từng đối tượng được kiểm tra.
3. Ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các đối tượng được kiểm tra.
4. Xử lý sai phạm phát hiện qua kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Lập và công khai Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 60 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tất cả các cuộc kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch kiểm tra hàng năm.
6. Tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán hàng năm cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được kiểm tra.
7. Báo cáo cấp có thẩm quyền theo chức năng quản lý để xử lý đối với các hành vi sai phạm của thành viên đoàn kiểm tra theo pháp luật liên quan.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Đây là cơ quan có trách nhiệm ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Phạm vi, yêu cầu đối với việc kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như thế nào?
Tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định về phạm vi, yêu cầu đối với việc kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
* Phạm vi kiểm tra đột xuất
Phạm vi kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được nêu trong Quyết định kiểm tra.
* Yêu cầu của quá trình kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
- Tuân thủ các quy định của pháp luật kế toán;
- Đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình kiểm tra;
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật về kế toán, chuẩn mực nghề nghiệp;
- Các nội dung đánh giá, kết luận trong Biên bản kiểm tra phải được nêu rõ ràng trên cơ sở xem xét, đánh giá và xét đoán chuyên môn của Đoàn kiểm tra.
Kết luận kiểm tra về các hạn chế, sai sót của đối tượng được kiểm tra phải có bằng chứng thích hợp chứng minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?