Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài theo quy định?
Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thông qua việc thúc đẩy hợp tác về giáo dục và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học công nghệ ở nước ngoài.
...
3. Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.
Lưu ý: Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.
Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
...
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
b) Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi giảng dạy, người được cử đi nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài;
c) Thực hiện báo cáo về việc cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có trách nhiệm như sau:
- Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài;
- Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình trao đổi học thuật tại nước ngoài;
- Thực hiện báo cáo về việc cử người đi trao đổi học thuật tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.
Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Quyền của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học năm 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ năm 2013;
b) Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
c) Yêu cầu người được cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);
d) Yêu cầu người được cứ đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền sau:
- Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ 2013;
- Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi trao đổi học thuật tại nước ngoài;
- Yêu cầu người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);
- Yêu cầu người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách trường đại học xét tuyển học bạ năm 2025? Lịch thi THPT quốc gia 2025 như thế nào?
- Các ngân hàng hỗ trợ thẻ Napas Apple pay năm 2025? Hướng dẫn thêm thẻ Napas Apple pay năm 2025?
- Thuyết minh về Dinh độc lập ngắn gọn? Bài giới thiệu về Dinh độc lập? Giá vé Dinh độc lập hiện nay là bao nhiêu một lượt?
- Công văn 164 hướng dẫn gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2025 theo Nghị định 82 tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu?
- Nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm?