Cơ quan nào có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia? Biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nội dung cơ bản nào?
Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT quy định nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu như sau:
Nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu
1. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, công bố, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu.
2. Kiểm tra, giám sát sự phù hợp của biểu đồ chạy tàu với công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng của kết cấu hạ tầng đường sắt đã công bố, với đặc tính kỹ thuật của đầu máy, toa xe vận dụng trên từng khu đoạn, từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc và nội dung của điều hành giao thông vận tải đường sắt, trách nhiệm thực hiện điều hành giao thông vận tải đường sắt.
4. Khi kiểm tra phát hiện ra các sai phạm thì yêu cầu các chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện các biện pháp khắc phục ngay các sai phạm trong việc xây dựng, điều chỉnh, công bố, thực hiện biểu đồ chạy tàu. Trường hợp các doanh nghiệp nói trên không thực hiện các biện pháp khắc phục các sai phạm, uy hiếp đến an toàn chạy tàu thì được yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng chạy tàu cho đến khi khắc phục xong các sai phạm.
Theo đó, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung sau đây:
- Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, công bố, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu.
- Kiểm tra, giám sát sự phù hợp của biểu đồ chạy tàu với công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng của kết cấu hạ tầng đường sắt đã công bố, với đặc tính kỹ thuật của đầu máy, toa xe vận dụng trên từng khu đoạn, từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc và nội dung của điều hành giao thông vận tải đường sắt, trách nhiệm thực hiện điều hành giao thông vận tải đường sắt.
- Khi kiểm tra phát hiện ra các sai phạm thì yêu cầu các chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện các biện pháp khắc phục ngay các sai phạm trong việc xây dựng, điều chỉnh, công bố, thực hiện biểu đồ chạy tàu.
Trường hợp các doanh nghiệp nói trên không thực hiện các biện pháp khắc phục các sai phạm, uy hiếp đến an toàn chạy tàu thì được yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng chạy tàu cho đến khi khắc phục xong các sai phạm.
Cơ quan nào có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT quy định cơ quan kiểm tra giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia như sau:
Cơ quan kiểm tra giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu
Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, công bố, điều chỉnh, thực hiện biểu đồ chạy tàu do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia xây dựng, công bố.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, công bố, điều chỉnh, thực hiện biểu đồ chạy tàu do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia xây dựng, công bố.
Biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nội dung cơ bản nào?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT quy định nội dung cơ bản của biểu đồ chạy tàu như sau:
Nội dung cơ bản của biểu đồ chạy tàu
Biểu đồ chạy tàu bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Tổng số đôi tàu khách, tàu hàng (bao gồm cả tàu chính thức và tàu dự bị), thành phần đoàn tàu, chiều dài đoàn tàu chạy, loại đầu máy kéo tàu trên các khu đoạn, các tuyến đường sắt trong một ngày đêm.
2. Ga đỗ và thời gian đỗ làm tác nghiệp cắt, nối toa xe hàng, tác nghiệp hành khách, tác nghiệp tránh, vượt tàu và tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe đối với từng đoàn tàu.
3. Thời gian đi, đến, thông qua các ga, thời gian chạy trên từng khu gian của từng đoàn tàu.
4. Các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc lập tàu, bảo đảm an toàn chạy tàu, bảo đảm tàu đi, đến đúng giờ, các hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu.
Như vậy, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nội dung cơ bản nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?