Cơ quan nào có quyền cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng gồm những loại giấy tờ nào?
Cơ quan nào có quyền cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP về cấp giấy phép viễn thông như sau:
Cấp giấy phép viễn thông
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
đ) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định trên, cơ quan nào có quyền cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thiết lập mạng viễn thông công cộng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng gồm những loại giấy tờ nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13);
c) Bản sao điều lệ đang có hiệu lực của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
d) Văn bản xác nhận vốn pháp định theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
đ) Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
e) Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
g) Văn bản cam kết thực hiện giấy phép theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng gồm những loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên.
Thủ tục xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP quy định về thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
...
4. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cho doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 20 Nghị định này, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép theo thông báo của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
d) Trường hợp từ chối cấp phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết
...
Như vậy, thủ tục xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?