Cơ quan nào có quyền ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về bảo tồn tài nguyên thực vật?
- Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật quốc gia?
- Trung tâm Tài nguyên thực vật có quyền ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về bảo tồn tài nguyên thực vật đúng không?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tài nguyên thực vật như thế nào?
Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật quốc gia?
Trung tâm Tài nguyên thực vật (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 23/2006/QĐ-BNN quy định như sau:
Vị trí chức năng
1. Trung tâm Tài nguyên thực vật được thành lập theo điểm “k”, khoản “l” Điều 2 Quyết định số: 220/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
2. Trung tâm Tài nguyên thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật quốc gia.
3. Trung tâm được Nhà nước đầu tư và cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh của Trung tâm là: Plant Resources Center, viết tắt là PRC.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Căn cứ trên quy định Trung tâm Tài nguyên thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật quốc gia.
Trung tâm Tài nguyên thực vật được Nhà nước đầu tư và cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Tài nguyên thực vật có quyền ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về bảo tồn tài nguyên thực vật đúng không?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 23/2006/QĐ-BNN quy định như sau:
Nhiệm vụ của Trung tâm
1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về bảo tồn tài nguyên thực vật dài hạn, năm năm và hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thực hiện nghiên cứu khoa học (có bao gồm nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản có định hướng) và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:
a) Duy trì và phát triển ngân hàng gen thực vật Quốc gia bao gồm: Thu thập và lưu giữ nguồn gen tại ngân hàng gen: Hạt giống, đồng ruộng, invitro và ADN; đánh giá, tư liệu hoá; thông tin, cấp phát nguồn gen để nghiên cứu khoa học, mở rộng sản xuất và phục vụ chọn tạo giống;
b) Xây dựng giải pháp bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật gồm: Đa dạng di truyền; công nghệ sinh học; sinh lý và kỹ thuật hạt giống; làm giàu quỹ gen; ứng dụng tin học vào quản lý dữ liệu và thông tin tài nguyên thực vật;
c) Bảo tồn thông qua sử dụng tài nguyên thực vật, phát triển và duy trì các
điểm bảo tồn insitu nguồn gen cây trồng;
d) Đa dạng sinh học nông nghiệp, động thái biến động đa dạng thực vật;
đ) Điều phối hoạt động màng lưới bảo tồn quỹ gen cây trồng.
...
Theo đó, Trung tâm Tài nguyên thực vật có quyền ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về bảo tồn tài nguyên thực vật.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tài nguyên thực vật như thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 23/2006/QĐ-BNN quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tài nguyên thực vật như sau:
- Lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên thực vật:
+ Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm điều hành Trung tâm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
+ Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm.
Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc Trung tâm phân công.
- Phòng nghiệp vụ giúp việc Giám đốc thực hiện nhiệm vụ:
+ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Tổ chức, Hành chính;
+ Phòng Tài chính Kề toán.
Phòng có Trưởng phòng và Phó trưởng phòng.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có thể quyết định thành lập phòng quản lý tổng hợp nhưng không vượt quá 3 phòng nêu trên.
- Các đơn vị nghiên cứu:
+ Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen;
+ Bộ môn Nhân giống và Đánh giá nguồn gen;
+ Bộ môn Bảo tồn insitu và khai thác nguồn gen;
+ Bộ môn Dữ liệu và thông tin tài nguyên thực vật;
+ Bộ môn Đa dạng sinh học nông nghiệp.
Bộ môn có Trưởng Bộ môn và Phó trưởng Bộ môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?