Cơ quan nào có chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi?
Cơ quan nào có chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi?
Cục Quản lý công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý công trình thủy lợi là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
2. Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Quản lý công trình thủy lợi là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cục Quản lý công trình thủy lợi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
Tổ chức tham mưu của Cục Quản lý công trình thủy lợi là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Quản lý công trình;
c) Phòng Kinh tế thủy lợi;
d) Phòng Thủy lợi cơ sở.
3. Chi cục Quản lý công trình thủy lợi miền Nam, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi xây dựng Đề án thành lập Chi cục trình Tổng cục trưởng khi có đủ điều kiện.
4. Văn phòng Cục có Chánh văn phòng và không quá 02 Phó Chánh văn phòng; các phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng; Chi cục có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng do Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật.
Theo đó, các tổ chức tham mưu của Cục Quản lý công trình thủy lợi bao gồm:
(1) Văn phòng Cục;
Văn phòng Cục có Chánh văn phòng và không quá 02 Phó Chánh văn phòng; các phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng;
Chi cục có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng do Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật.
(2) Phòng Quản lý công trình;
(3) Phòng Kinh tế thủy lợi;
(4) Phòng Thủy lợi cơ sở.
Những nội dung mà Cục Quản lý công trình thủy lợi có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư của Bộ trưởng và các văn bản chuyên ngành, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về tưới, tiêu, quản lý công trình thủy lợi theo phân công của Tổng cục trưởng;
b) Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Cục;
c) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng;
...
Theo đó, những nội dung mà Cục Quản lý công trình thủy lợi có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi bao gồm:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ;
- Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư của Bộ trưởng và các văn bản chuyên ngành, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về tưới, tiêu, quản lý công trình thủy lợi theo phân công của Tổng cục trưởng;
- Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Cục;
- Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?