Cơ quan nào chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định?
- Người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế không?
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng thì có bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Cơ quan nào chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Việc làm 2013 quy định về bảo hiểm y tế như sau:
Bảo hiểm y tế
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định? (Hình từ Internet)
Người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế như sau:
Hưởng bảo hiểm y tế
1. Căn cứ quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
2. Người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng thì có bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Đồng thời, căn cứ Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định thông báo về việc tìm kiếm việc làm như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Như vậy, theo quy định, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng thì có thể bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trừ trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Đáp án tuần 1: Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết, mới nhất?
- Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
- Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì? Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào?