Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
- Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
- Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam là cơ quan nào?
- Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Ban Chấp hành Trung ương Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 10/2003/QĐ-BNV, có quy định về nguyên tắc tổ chức như sau:
Nguyên tắc tổ chức
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tự nguyên, tự quản, tự trang trải về tài chính. Cơ quan lãnh đạo của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc bàn bạc dân chủ, tập thể lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa số. Tổ chức cơ sở của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc bàn bạc dân chủ, tập thể lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa số.
Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 10/2003/QĐ-BNV, có quy định về cơ quan lãnh đạo của Hội như sau:
Cơ quan lãnh đạo của Hội
Cơ quan lãnh đạo của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc của Hội với nhiệm kỳ 5 năm.
Các đại biểu dự đại hội đại biểu toàn quốc của Hội do các tổ chức Hội bầu ra và do Ban chấp hành Trung ương Hội mời, số lượng đại biểu mời không quá 10% số đại biểu triệu tập.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan lãnh đạo của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam là đại hội đại biểu toàn quốc, có nhiệm kỳ là 05 năm.
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 10/2003/QĐ-BNV, có quy định về Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ như sau:
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ
1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
2. Quyết định, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
3. Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có yêu cầu).
4. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội và thể thức bầu Ban chấp hành do Đại hội quyết định, (bỏ phiếu kín hay giơ tay)
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Quyết định, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
- Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có yêu cầu).
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội và thể thức bầu Ban chấp hành do Đại hội quyết định, (bỏ phiếu kín hay giơ tay)
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 10/2003/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội như sau:
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội
Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội, Ban chấp hành Trung ương họp định kỳ mỗi năm một lần.
Ban chấp hành Trung ương Hội có các nhiệm vụ:
1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
2. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
3. Bầu ra Ban thường vụ gồm 01 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch có thời gian chuyên trách 100% sẽ đảm nhận chức danh Tổng thư ký.
4. Bầu Ban Kiểm tra.
5. Tổ chức các Ban chuyên môn của Hội.
6. Khi cần thiết, Ban chấp hành có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội nếu được ít nhất 2/3 tổng số ủy viên trong Ban chấp hành tán thành. Số lượng ủy viên thay thế không quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chấp hành Trung ương Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
- Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
- Bầu ra Ban thường vụ gồm 01 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch có thời gian chuyên trách 100% sẽ đảm nhận chức danh Tổng thư ký.
- Bầu Ban Kiểm tra.
- Tổ chức các Ban chuyên môn của Hội.
- Khi cần thiết, Ban chấp hành có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội nếu được ít nhất 2/3 tổng số ủy viên trong Ban chấp hành tán thành. Số lượng ủy viên thay thế không quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?