Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan này có những quyền gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 20 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về cơ cấu tổ chức của LĐBĐVN như sau:
Cơ cấu tổ chức của LĐBĐVN
1. Tổ chức của LĐBĐVN gồm:
a) Đại hội LĐBĐVN: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
b) Ban Chấp hành (BCH): là cơ quan quản lý, lãnh đạo, giám sát và tổ chức hoạt động của LĐBĐVN giữa hai kỳ Đại hội;
c) Thường trực Ban Chấp hành, các Hội đồng Tư vấn và Ban Lâm thời trực thuộc BCH (Ban Lâm thời) có trách nhiệm hỗ trợ và cố vấn giúp Ban Chấp hành hoàn thành trách nhiệm của mình. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận trên được Ban Chấp hành quy định rõ trong Điều lệ hoặc các quy chế hoạt động của từng bộ phận;
d) Ban Kiểm tra do Đại hội bầu, hoạt động độc lập theo quy định của Điều lệ và Quy chế của Liên đoàn, phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Bộ phận Pháp chế bao gồm Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại do BCH bổ nhiệm, hoạt động độc lập theo Điều lệ và Quy chế của LĐBĐVN;
e) Ban Tổng Thư ký: là tổ chức quản lý hành chính của LĐBĐVN;
g) LĐBĐVN có một số tổ chức trực thuộc, trong đó bao gồm: Báo Bóng đá, Trung tâm Đào tạo bóng đá Trẻ và một số tổ chức khác theo quyết định của BCH.
2. Các ban chức năng, các đơn vị thuộc LĐBĐVN do LĐBĐVN bầu hoặc bổ nhiệm một cách độc lập phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Theo đó, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 21 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về Đại hội LĐBĐVN như sau:
Đại hội LĐBĐVN
1. Đại hội LĐBĐVN gồm: Đại hội nhiệm kỳ được tiến hành bốn năm một lần, Đại hội thường niên được tiến hành một năm một lần và Đại hội bất thường.
2. Chủ tịch đoàn chủ trì Đại hội theo nội dung chương trình đã được thông qua trước đó.
Theo quy định trên, nhiệm kỳ của Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bốn năm.
Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những quyền gì?
Theo Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền của Đại hội như sau:
Quyền của Đại hội
1. Đại hội nhiệm kỳ:
a) Sửa đổi và thông qua Điều lệ và các quy định đảm bảo thực hiện Điều lệ;
b) Kiểm điểm công tác và đề ra phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ;
c) Thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH và các báo cáo khác do Ban Chấp hành trình lên Đại hội;
d) Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và ngân sách;
đ) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành;
e) Quyết định việc tặng danh hiệu hoặc tôn vinh thành viên, các cá nhân danh dự có đóng góp cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam; Đại hội có thể vinh danh chức danh Chủ tịch Danh dự của LĐBĐVN. Chủ tịch Danh dự là công dân Việt Nam, tán thành Điều lệ LĐBĐVN, có uy tín, có vị trí xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển bóng đá Việt Nam;
g) Công nhận, đình chỉ tư cách thành viên, khai trừ hoặc thông qua việc ra khỏi LĐBĐVN của thành viên;
h) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra;
i) Bỏ phiếu cho việc đề xuất giải thể LĐBĐVN (nếu có);
k) Chỉ định cơ quan kiểm toán độc lập theo đề xuất của Ban Chấp hành;
l) Ấn định mức nộp lệ phí của thành viên;
m) Thông qua Nghị quyết của Đại hội;
n) Các vấn đề khác được Đại hội chấp thuận xem xét.
2. Đại hội thường niên: Ngoài nội dung quy định chung áp dụng đối với Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội thường niên tiến hành thêm những nội dung sau đây:
a) Kiểm điểm công tác năm và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ cho năm sau hoặc bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ nếu thấy cần thiết;
b) Quyết định bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành và bầu các chức danh khác thuộc quyền hạn của Đại hội nếu các chức danh đó bị khuyết;
c) Thay đổi cơ quan kiểm toán độc lập theo đề xuất của Ban Chấp hành;
d) Bãi miễn một hoặc một số chức danh do Đại hội bầu.
3. Đại hội bất thường: Đại hội bất thường (được triệu tập theo quy định của Điều 29 Điều lệ này) có thể thực hiện những nội dung phù hợp theo quy định đối với Đại hội nhiệm kỳ, tuy nhiên Đại hội bất thường phải thực hiện thêm những nội dung bắt buộc sau đây:
a) Quyết định những vấn đề mà đó là lý do để tiến hành Đại hội bất thường;
b) Bầu các chức danh bị khuyết mà vì đó là lý do để tiến hành Đại hội bất thường.
Như vậy, Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?