Cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thì có những nguyên tắc nào?
Cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thì có những nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 235/2009/TTLT-BTC-BGTVT-BTTTT, có quy định về nguyên tắc trao đổi cung cấp và sử dụng thông tin như sau:
Nguyên tắc trao đổi, cung cấp và sử dụng thông tin
1. Việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa các bên là quan hệ hợp tác, phối hợp.
2. Các thông tin được cung cấp, trao đổi phải đảm bảo tính chính thống, kịp thời, đầy đủ, chính xác để khai thác và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực hải quan, thuế, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông.
3. Việc cung cấp, trao đổi thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thì có những nguyên tắc sau:
-Việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa các bên là quan hệ hợp tác, phối hợp
-Các thông tin được cung cấp phải đảm bảo tính chính thống, kịp thời, đầy đủ, chính xác để khai thác và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực hải quan, thuế, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông
-Việc cung cấp thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thì có những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan Hải quan trao đổi thông tin gì về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư liên tịch 235/2009/TTLT-BTC-BGTVT-BTTTT, có quy định về thông tin trong lĩnh vực hải qua như sau:
Thông tin trong lĩnh vực hải quan
1. Thông tin về cơ chế, chính sách quản lý:
a) Văn bản, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu;
b) Văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu;
c) Thông tin về tuyến đường vận chuyển hàng hoá chuyển cửa khẩu.
2. Thông tin về thực thi chính sách, pháp luật:
a) Số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu: số lượng, kim ngạch, trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu, nước xuất khẩu, nước nhập khẩu;
b) Thông tin về doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan, doanh nghiệp bỏ trốn; thông tin về doanh nghiệp vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông (liên quan đến hàng cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận hợp quy);
c) Thông tin về chấp hành pháp luật thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp;
d) Thông tin về giá tính thuế;
đ) Thông tin về chủng loại, biển kiểm soát, quốc tịch, thời hạn tạm nhập cảnh của phương tiện vận tải đường bộ nước ngoài vào Việt Nam;
e) Các thông tin khác theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan gồm: thông tin về cơ chế, chính sách quản lý và thông tin về thực thi chính sách pháp luật được quy định như trên.
Cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thông qua hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 235/2009/TTLT-BTC-BGTVT-BTTTT, có quy định về hình thức và thời hạn trao đổi cung cấp thông tin như sau:
Hình thức và thời hạn trao đổi, cung cấp thông tin
1. Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin:
a) Thông tin được trao đổi, cung cấp dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử thông qua môi trường mạng;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên trên môi trường mạng đối với các thông tin về cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 1 tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Thông tư này;
c) Trao đổi, cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản đối với các thông tin về thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 2 tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.
2. Thời hạn cung cấp thông tin:
a) Đối với các thông tin về cơ chế, chính sách quản lý: chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ký ban hành;
b) Đối với các thông tin về thực thi chính sách, pháp luật:
Chậm nhất trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10.
Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 trong trường hợp khẩn cấp; phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xác minh vi phạm.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Hải quan trao đổi thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan thông qua hình thức sau:
- Thông tin được trao đổi dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử thông qua môi trường mạng;
- Trao đổi thông tin thường xuyên trên môi trường mạng đối với các thông tin về cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 1 tại Điều 4 của Thông tư này;
- Trao đổi thông tin theo yêu cầu bằng văn bản đối với các thông tin về thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 2 tại Điều 4 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?