Cơ quan điều tra có phải cơ quan tiếp nhận văn bản kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thanh tra không?
- Cơ quan điều tra có thể trao đổi thông tin về tội phạm với Viện kiểm sát khi thực hiện công tác hay không?
- Khi thực hiện trao đổi thông tin tội phạm thì cơ quan điều tra cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Cơ quan điều tra có phải cơ quan tiếp nhận văn bản kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thanh tra không?
Cơ quan điều tra có thể trao đổi thông tin về tội phạm với Viện kiểm sát khi thực hiện công tác hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về đối tượng áp dụng quy định về trao đổi thông tin tội phạm như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan điều tra các cấp của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân (sau đây gọi tắt là Cơ quan điều tra).
2. Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát).
3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (sau đây gọi tắt là Cơ quan thanh tra).
4. Người có thẩm quyền thuộc các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, cơ quan điều tra (bao gồm cả cơ quan điều tra các cấp của Công an nhân dân của, Quân đội nhân nhân) và Viện kiểm sát đều thuộc đối tượng áp dụng quy định về việc phối hợp, trao đổi thông tin về tội phạm nên trong quá trình thực hiện công tác, cơ quan điều tra có thể phối hợp với Viện kiểm sát để trao đổi thông tin tội phạm.
Khi thực hiện trao đổi thông tin tội phạm thì cơ quan điều tra cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm thường xuyên, nhanh chóng, chính xác, khách quan, đầy đủ, hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và của mỗi ngành.
Như vậy, trong quá trình phối hợp, trao đổi thông tin tội phạm thì cơ quan điều tra cần tuân thủ một số nguyên tắc phối hợp như:
- Bảo đảm tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm thường xuyên, nhanh chóng, chính xác, khách quan, đầy đủ, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và của mỗi ngành.
Cơ quan điều tra có phải cơ quan tiếp nhận văn bản kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thanh tra không?
Cơ quan điều tra có phải cơ quan tiếp nhận văn bản kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thanh tra không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP quy định về trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc, kiến nghị khởi tố như sau:
Trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc, kiến nghị khởi tố
1. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Đối với vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nếu xét thấy cần thiết thì trước khi chính thức kết luận thanh tra và kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra tổ chức họp lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được. Trường hợp liên ngành thống nhất xác định vụ việc đã rõ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
2. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình điều tra thì Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Đối với vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nếu xét thấy cần thiết thì trước khi chính thức kết luận thanh tra và kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra tổ chức họp lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được.
Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra có văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, cơ quan điều tra là cơ quan sẽ tiếp nhận văn bản kiến nghị khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?