Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Cơ quan nào là cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển?
- Cơ quan đăng ký là Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản xử lý như nào khi có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản trùng lặp?
Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm?
Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm cần căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin
...
2. Cơ quan đăng ký phải thực hiện đúng thẩm quyền, nhiệm vụ, căn cứ, thủ tục và thời hạn; không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định này; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào hoặc không yêu cầu kê khai thêm bất cứ thông tin nào mà Nghị định này không quy định trong hồ sơ đăng ký; không yêu cầu sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cơ quan đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp vi phạm nguyên tắc này.
Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm; không phải chịu trách nhiệm về thực hiện đăng ký, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, của người có thẩm quyền; không phải chịu trách nhiệm về việc đã đăng ký đối với tài sản bảo đảm là tài sản có tranh chấp hoặc tài sản thi hành án dân sự nhưng trước hoặc tại thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký không nhận được văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết thi hành án dân sự.
...
Theo quy định trên, trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm thì cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều sau:
+ Không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm;
+ Không phải chịu trách nhiệm về thực hiện đăng ký, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, của người có thẩm quyền.
+ không phải chịu trách nhiệm về việc đã đăng ký đối với tài sản bảo đảm là tài sản có tranh chấp hoặc tài sản thi hành án dân sự nhưng trước hoặc tại thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào là cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển?
Cơ quan nào là cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cần căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin
...
3. Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác quy định tại Điều 41 Nghị định này.
...
Như vậy, cơ quan đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển là Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Ngoài ra, người yêu cầu đăng ký tàu biển còn có thể yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.
Cơ quan đăng ký là Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản xử lý như nào khi có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản trùng lặp?
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm là Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản xử lý như nào khi có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản trùng lặp cần căn cứ quy định tại Điều 49 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xử lý đối với đăng ký trùng lặp
Trường hợp có đăng ký trùng lặp đối với cùng một bên bảo đảm, cùng một bên nhận bảo đảm, cùng một tài sản bảo đảm, cùng một biện pháp bảo đảm và cùng một nghĩa vụ được bảo đảm thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động hủy đăng ký hoặc hủy đăng ký theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký đối với việc đăng ký hoặc các việc đăng ký trùng lặp với việc đăng ký được thực hiện sớm nhất. Trường hợp Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động hủy đăng ký trùng lặp thì ngay trong ngày thực hiện việc hủy phải thông báo bằng bản giấy hoặc bản điện tử về căn cứ và hậu quả của việc hủy đăng ký trùng lặp cho người yêu cầu đăng ký.
Như vậy, khi có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản trùng lặp thì cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm là Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản xử lý như sau:
+ Chủ động hủy đăng ký. Trong trường hợp này, Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản phải thông báo bằng bản giấy hoặc bản điện tử về căn cứ và hậu quả của việc hủy đăng ký trùng lặp cho người yêu cầu đăng ký.
+ Hủy đăng ký theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký đối với việc đăng ký hoặc các việc đăng ký trùng lặp với việc đăng ký được thực hiện sớm nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?