Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan này có chức năng gì?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là cơ quan nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
- Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có phải báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước không?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là cơ quan nào?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 527/QĐ-TTg năm 2016) như sau:
Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ. Riêng việc tổ chức, quản trị, Điều hành của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định tại Chương III Điều lệ này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2013 quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi và các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng; được miễn các loại thuế theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm Trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 28 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định, chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là:
(1) Quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
(2) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính vượt thẩm quyền;
(3) Căn cứ quy định của pháp luật và đặc thù hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để quy định, hướng dẫn việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
(4) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thay đổi mức vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam căn cứ đề nghị của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
(5) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trường hợp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không đủ để chi trả bảo hiểm tiền gửi.
Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có phải báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước không?
Biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
2. Việc bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định thì mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tức là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi và giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?