Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC nào sẽ có thẩm quyền giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp?
- Trong doanh nghiệp SCIC thì đại diện chủ sở hữu nhà nước và đại diện theo pháp luật gồm những đối tượng nào?
- Công tác giám sát , thanh tra doanh nghiệp SCIC có thuộc nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp không
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC nào sẽ có thẩm quyền giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp?
Trong doanh nghiệp SCIC thì đại diện chủ sở hữu nhà nước và đại diện theo pháp luật gồm những đối tượng nào?
Theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP thì đại điện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp gồm các đối tượng sau:
(1) Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp SCIC.
(2) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.
(3) Bộ Tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
(4) Hội đồng thành viên của doanh nghiệp SCIC là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp SCIC, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp và phần vốn góp do doanh nghiệp SCIC tiếp nhận và đầu tư.
Đối với đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp SCIC thì theo Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP thì Tổng giám đốc SCIC sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC nào sẽ có thẩm quyền giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Công tác giám sát , thanh tra doanh nghiệp SCIC có thuộc nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp không
Căn cứ Điều 9 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp SCIC như sau:
Quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.
3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của SCIC; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SCIC theo thẩm quyền.
7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.
8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc SCIC, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của SCIC; đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
11. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC sẽ có nghĩa vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC nào sẽ có thẩm quyền giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính như sau:
Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính
...
6. Có ý kiến bằng văn bản để Hội đồng thành viên SCIC:
a) Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của SCIC;
b) Quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc SCIC.
7. Thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng lao động; chế độ tiền lương, tiền thưởng của SCIC; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại SCIC.
...
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp SCIC có thẩm quyền thực hiện công tác giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp sẽ là Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?