Cơ quan có thẩm quyền lập quy chế bảo vệ di sản thế giới có đồng thời được giao quản lý di sản thế giới hay không?

Đối với quy chế bảo vệ di sản thế giới, cơ quan nào có thẩm quyền lập? Quy chế này gồm những nội dung gì? Ngoài ra, tôi muốn biết có phải cơ quan có thẩm quyền lập quy chế bảo vệ di sản thế giới đồng thời sẽ được giao quản lý di sản thế giới hay không?

Quy chế bảo vệ di sản thế giới có bao gồm những nội dung liên quan đến vấn đề du lịch hay không?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, quy chế bảo vệ di sản thế giới gồm những nội dung sau:

"Điều 13. Nội dung quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Quy định những vấn đề chung về:
a) Bảo vệ khu vực di sản thế giới;
b) Bảo vệ vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
2. Quy định những vấn đề cụ thể về:
a) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới;
b) Cơ chế hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích;
c) Phối hợp cấp phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm;
d) Phòng chống rủi ro, thiên tai; thảm họa thiên nhiên; cháy, nổ;
đ) Tổ chức tham quan du lịch; phát triển du lịch bền vững và dịch vụ du lịch;
e) Hoạt động quảng cáo;
g) Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thế giới.
3. Các thủ tục cụ thể cần triển khai, thực hiện đối với những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trách nhiệm phối hợp bảo vệ di sản thế giới giữa tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới với tổ chức liên quan ở địa phương và cộng đồng tại di sản thế giới."

Dựa vào những quy định trên, một trong những nội dung của quy chế bảo vệ di sản thế giới được quy định tại những vấn đề cụ thể của quy chế này, bao gồm việc tổ chức tham quan du lịch và phát triển du lịch bền vững và dịch vụ du lịch.

Thẩm quyền xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, thẩm quyền xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới được quy định như sau:

"Điều 14. Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới và phê duyệt sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của quy chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng quy chế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được phân bổ trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên quy định tại khoản này."

Có thể thấy, tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý di sản thế giới và địa bàn phân bố của di sản, thẩm quyền xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới cũng được phân chia tương ứng như quy định trên.

Cơ quan có thẩm quyền lập quy chế bảo vệ di sản thế giới có đồng thời được giao quản lý di sản thế giới hay không?

Cơ quan có thẩm quyền lập quy chế bảo vệ di sản thế giới có đồng thời được giao quản lý di sản thế giới hay không?

Cơ quan có thẩm quyền lập quy chế bảo vệ di sản thế giới có đồng thời được giao quản lý di sản thế giới hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Căn cứ Điều 15 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định các tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới cụ thể như sau:

"Điều 15. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới
1. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ và giữ gìn toàn diện di sản thế giới, được thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới cần căn cứ vào loại hình, giá trị, quy mô, yêu cầu bảo vệ và giữ gìn di sản thế giới; bảo đảm tinh gọn để thực hiện toàn bộ hoặc một số chức năng sau: Bảo vệ; nghiên cứu khoa học; tu bổ di tích; hóa nghiệm bảo quản, phục chế, tu sửa hiện vật; tôn tạo cảnh quan và kiểm soát môi trường, giám sát nguồn nước; bảo vệ tài nguyên rừng, thủy sản, địa chất, địa mạo; cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; kiểm lâm, kiểm ngư; thuyết minh, giáo dục; bảo tàng, thư viện; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể; truyền thông, đối ngoại; tư vấn bảo tồn, quản lý dự án; hợp tác cộng đồng; phát triển du lịch bền vững, dịch vụ và xúc tiến du lịch."

Như vậy, cơ quan lập quy chế bảo vệ di sản thế giới và tổ chức được giao quản lý di sản thế giới không đồng thời là một.

Theo đó, tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới được thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ và giữ gìn toàn diện di sản thế giới.

Di sản thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới có bao gồm tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận không?
Pháp luật
Giá trị nổi bật toàn cầu là gì? Ai có nhiệm vụ đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào? Ai có thẩm quyền lập kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh?
Pháp luật
Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới là gì? Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Khu vực di sản thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới có hiện trạng khu vực di sản thế giới không?
Pháp luật
Vùng đệm của khu vực di sản thế giới là gì? Vùng đệm của khu vực di sản thế giới được bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới khi di sản thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới ở Việt Nam được lập dựa trên những nguyên tắc nào? Việc điều chỉnh kế hoạch được thực hiện trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thế giới
1,857 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào