Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là ai? Trách nhiệm của cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ?
Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là ai?
Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định như sau:
9. Người bảo lãnh là Chính phủ, do Bộ Tài chính là đại diện chính thức hay còn gọi là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý nợ công.
Theo quy định nêu trên thì Bộ Tài chính là đại diện chính thức hay còn gọi là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là ai? Trách nhiệm của cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ? (Hình từ Internet)
Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về trách nhiệm của cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ và thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ;
b) Tham gia đàm phán, cho ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu trên cơ sở hồ sơ do đối tượng được bảo lãnh cung cấp;
c) Giám sát việc sử dụng vốn vay; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo văn bản bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
đ) Áp dụng các biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh;
e) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính;
b) Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu;
c) Quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay;
đ) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà người bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
...
Như vậy, cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ (Bộ Tài chính) có trách nhiệm sau đây:
- Chủ trì thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ và thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ;
- Tham gia đàm phán, cho ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu trên cơ sở hồ sơ do đối tượng được bảo lãnh cung cấp;
- Giám sát việc sử dụng vốn vay; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo văn bản bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
- Áp dụng các biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh;
- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ được quy định như thế nào?
Theo Điều 42 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ như sau:
Chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ
1. Căn cứ nhu cầu vay vốn, đối tượng được bảo lãnh lập đề xuất chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ đối với chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, dự án đầu tư gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, xác định hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm và hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm đã được quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án cụ thể.
Theo đó, căn cứ nhu cầu vay vốn, đối tượng được bảo lãnh lập đề xuất chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ đối với chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, dự án đầu tư gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, xác định hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm và hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm đã được quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?