Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy trình như thế nào? Đất quốc phòng tại các doanh nghiệp này xử lý như thế nào?
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Đất quốc phòng tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được cổ phần hóa sẽ xử lý như thế nào?
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công khai, minh bạch thông tin như thế nào?
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (viết tắt là doanh nghiệp cấp I), gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tổng công ty, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng.
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Quy trình cổ phần hóa
1. Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Dẫn chiếu Điều 47 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP thì việc tiến hành cổ phần hóa thực hiện theo trình tự các bước công việc cụ thể quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 140/2020/NĐ-CP gồm 03 bước như sau:
Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hóa
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
Xem theo quy định chi tiết về quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng tại đây. Tại đây.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Đất quốc phòng tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được cổ phần hóa sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Quy trình cổ phần hóa
...
2. Quy trình xử lý đất quốc phòng tại các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Điều 13 và Điều 30 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, đất quốc phòng tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được cổ phần hóa sẽ xử lý như quy định tại Điều 13 và Điều 30 Nghị định 126/2017/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 155/2019/TT-BQP.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công khai, minh bạch thông tin như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Thực hiện công khai, minh bạch thông tin
Doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công khai, minh bạch thông tin theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, đồng thời đăng trên Cổng thông tin điện tử Ngành kinh tế quân đội (www.ckt.gov.vn); báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa để theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo.
Dẫn chiếu đến Điều 11 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công bố công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, đồng thời gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để theo dõi: lộ trình và tiến độ triển khai cổ phần hóa, các thông tin về doanh nghiệp (trong đó có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, các diện tích đất đang có tranh chấp cần tiếp tục giải quyết - nếu có), các vấn đề về xử lý tài chính trong quá trình cổ phần hóa, phương pháp định giá và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, tình hình và kết quả triển khai phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, phương án sắp xếp và mua cổ phần của người lao động, dự thảo điều lệ của doanh nghiệp theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.
2. Khi lập hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời phải lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thực hiện sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển đổi thành công ty cổ phần và đáp ứng các điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ phần lần đầu.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định khối lượng cổ phần đặt mua tối thiểu đối với số cổ phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Như vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công khai, minh bạch thông tin như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?