Có phải thành lập quỹ từ thiện bằng tài sản nào cũng được không? Và góp vốn được hưởng chính sách ưu đãi đúng không?
Quỹ từ thiện hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về mục đích tổ chức hoạt động của quỹ thiện như sau:
"Điều 3. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận."
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Có phải thành lập quỹ từ thiện bằng tài sản nào cũng được không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ như sau:
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:
+ Tiền đồng Việt Nam;
+ Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
+ Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
- Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng).
- Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.
Như vậy, theo từng đối tượng cụ thể mà tài sản góp góp thành lập quỹ từ thiện sẽ khác nhau, cụ thể như trên đã đề cập.
Có phải thành lập quỹ từ thiện bằng tài sản nào cũng được không? Và góp vốn được hưởng chính sách ưu đãi đúng không?
Góp vốn vào quỹ từ thiện có được hưởng chính sách ưu đãi không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước đối với quỹ như sau:
"Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
1. Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của quỹ.
2. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.
3. Việc đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức vào quỹ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật."
Theo đó, đóng góp tài sản (góp vốn) vào quỹ từ thiện sẽ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo điểm p khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:
"Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
...
p) Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện nêu tại điểm này là quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế tại điểm này là văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.
q) Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.
2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp miễn thuế nêu tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1, Điều này được thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế."
Như vậy, góp vốn vào quỹ từ thiện sẽ được hưởng chính sách ưu đãi, các khoản thu nhập từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động sẽ được định thu nhập được miễn thuế như trên đề cập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?