Có phải nhờ hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc hay không?
Sở Lao động Thương binh và Xã hội có vai trò như thế nào trong việc quản lý hòa giải viên lao động?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý hòa giải viên lao động, thì vai trò của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với việc quản lý hòa giải viên lao động như sau:
+ Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
+ Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn;
+ Lập và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm;
+ Cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo phân cấp quản lý;
+ Bảo đảm điều kiện làm việc đối với hòa giải viên lao động;
+ Đánh giá hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động; thực hiện chế độ bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo quy định;
+ Thực hiện quản lý hồ sơ hòa giải viên lao động, hồ sơ các vụ việc giải quyết tranh chấp và các tài liệu liên quan khác;
+ Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động trên địa bàn;
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác hòa giải lao động theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tổng hợp tình hình hòa giải lao động và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Có phải nhờ hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc hay không? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên lao động có bắt buộc phải là cử nhân luật không?
Theo Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên lao động, như sau:
Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Theo quy định thì không bắt buộc hòa giải viên lao động phải có bằng cấp chuyên môn cụ thể hay cử nhân luật, mà chỉ cần đạt trình độ đại học trở lên và ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
Ngoài yêu cầu về trình độ thì cá nhân còn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau để được trở thành hòa giải viên:
(1) Là công dân Việt Nam;
(2) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(3) Có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
(4) Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Có phải nhờ hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
...
Theo quy định trên thì trong trường hợp xảy ra tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc thì không cần phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?