Có phải ngành giáo dục mầm non năm nay chỉ được chọn thi tuyển hoặc xét tuyển trong phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng?
Có phải ngành giáo dục mầm non năm nay chỉ được chọn thi tuyển hoặc xét tuyển trong phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/07/2022) quy định về phương thức tuyển sinh như sau:
“Điều 6. Phương thức tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
2. Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.”
Theo đó, cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.
Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh. Như vậy, năm nay việc chọn thi tuyển hoặc xét tuyển là tự do không bị bắt buộc chọn một trong hai hình thức. Có thể cả hai cũng có thể kết hợp cả hai phương thức.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng vấn đề này sẽ do cơ sở đào tạo quyết định, dựa trên phương thức tuyển sinh mà cơ sở đào tạo quyết định thì người dự tuyển tuân theo quyết định đó chứ không có quyền lựa chọn trừ trường hợp cơ sở đào tạo cho phép lựa chọn.
Giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Quy định về phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn như nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực 22/07/2022) quy định về đánh giá phương thức dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn:
“Điều 6. Phương thức tuyển sinh
3. Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
b) Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
c) Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).”
Đối tượng nào được tuyển sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về đối tượng tuyển sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non như sau
“Điều 3. Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh
1. Phương thức tuyển sinh: Trường DBĐH tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng và xét tuyển.
2. Đối tượng
a) Đối tượng tuyển thẳng:
- Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người;
- Thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
b) Đối tượng xét tuyển:
- Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này;
- Thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này. Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh.
c) Đối tượng đã một lần trúng tuyển và nhập học DBĐH không được xét tuyển DBĐH lần thứ hai; các đối tượng đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học không được xét tuyển DBĐH.
3. Điều kiện tuyển sinh
a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?