Có phải mọi tuyến đường đều bị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi vào nội thành Hà Nội không?
- Có phải mọi tuyến đường đều bị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông khi vào nội thành Hà Nội không?
- Các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế trên các đoạn đường nào?
- Nguyên tắc đối với các phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
- Có các loại xe nào không được hoạt động trên các tuyến đường cụ thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội?
Có phải mọi tuyến đường đều bị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông khi vào nội thành Hà Nội không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định như sau:
“Điều 4. Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ được giới hạn từ phía bên trong đường bao trở vào trung tâm Thành phố của các đường sau: Đường Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng đến ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ) - Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Lê Quang Đạo đến đường 70) - Đường 70 (đường Tây Mỗ; đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) - Đường 72 (đường Hữu Hưng; đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) - Văn Khê - Phúc La - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã tư Pháp Vân) - Vành đai 3 (đoạn từ ngã tư Giải Phóng - Pháp Vân đến đường Nguyễn Văn Linh) - Nguyễn Văn Linh - cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên - đường Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư đường Hoàng Sa đến cầu Thăng Long) - cầu Thăng Long trở vào trung tâm Thành phố.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, chỉ một số đoạn đường được nêu tên trên tại Hà Nội sẽ hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông đường bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế trên các đoạn đường nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND:
"2. Đoạn đường các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
a) Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ đến ngã tư Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, đường Bắc Thăng Long - Vực Dê, đường Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ đường Cổ Linh đến đường Nguyễn Văn Linh), Tam Trinh (đoạn từ chợ đầu mối Đền Lừ đến đường Vành đai 3), Đường Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao Đường 70);
b) Đường Vành đai 3 trên cao, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép hoạt động, trừ xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Các loại phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; người đi bộ không được phép hoạt động trên đường Vành đai 3 trên cao;
c) Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường Vành đai 3 trên cao đi Đại Lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.”
Theo quy định nêu trên, các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế đối với một số đoạn đường được nêu tên trên tại Hà Nội.
Nguyên tắc đối với các phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về một số nguyên tắc chung như sau:
1. Mọi phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Việc tổ chức các hoạt động giao thông phải đảm bảo tính thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
3. Tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông."
Có các loại xe nào không được hoạt động trên các tuyến đường cụ thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội?
Theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về các phương tiện giao thông không được hoạt động trên các tuyến đường như sau:
"2. Cấm các loại xe lôi hoặc đẩy, xe đạp đôi.
3. Cấm các loại xe: Xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
4. Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội. Riêng xe xích lô du lịch, xe điện du lịch phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố."
Theo quy định nêu trên, các loại xe nêu trên không được hoạt động trên các tuyến đường cụ thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?