Có phải mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa theo phương thức đa cấp đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật hay không?

Ngày nay cứ mỗi lần nhắc tới bán hàng đa cấp thì mọi người đều khuyên tôi phải tránh xa vì đây là hình thức lừa đảo. Nhưng tôi thấy ở nhiều quốc gia khác, hình thức kinh doanh này vẫn rất phổ biến. Vậy có phải mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa theo phương thức đa cấp đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu là hoạt động hợp pháp vậy khi tôi muốn thành lập công ty kinh doanh đa cấp thì cần thỏa mãn điều kiện gì và chuẩn bị hồ sơ đăng ký như thế nào?

Có phải mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa theo phương thức đa cấp đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật hay không?

Kinh doanh theo phương thức đa cấp được hiểu là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).

Thông qua đó có thể thấy đây là một hình thức kinh doanh hợp pháp, được quy định cụ thể tại Nghị định này và một số văn bản khác có liên quan. Việc hình thức kinh doanh đa cấp ngày nay bị xem như một hình thức lừa đảo là do các cá nhân, tổ chức lợi dụng hình thức này để thực hiện các chiêu trò của mình, nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì vậy, bản chất của hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Có phải mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa theo phương thức đa cấp đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật hay không?

Có phải mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa theo phương thức đa cấp đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật hay không?

Điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?

Điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 20/06/2023) như sau:

Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
1. Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
c) Thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động bán hàng đa cấp
d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;
đ) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;
e) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
g) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
h) Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
2. Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đó.

Trước đây, hoạt động đa cấp là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp và điều kiện để đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quy định cụ thể. Theo đó:

(1) Đối tượng kinh doanh: chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với những hàng hóa sau:

- Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;

- Sản phẩm nội dung thông tin số.

(2) Điều kiện đăng ký kinh doanh:

"a) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
c) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này;
d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;
đ) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;
e) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
g) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp."

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp gồm những tài liệu được quy định tại Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, 6, 7, 8 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 20/06/2023) như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các tài liệu (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) sau đây:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu và giấy tờ cư trú hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam; hộ chiếu đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam) của những người nêu tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
01 bản sao giấy tờ pháp lý về việc thành lập tổ chức trong trường hợp là tổ chức.
4. 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm:
a) Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Kế hoạch trả thưởng;
c) Chương trình đào tạo cơ bản;
d) Quy tắc hoạt động.
5. 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.
6. 01 bản chính văn bản xác nhận ký quỹ.
7. Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định này, trong đó phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Địa chỉ IP máy chủ và địa điểm đặt máy chủ vật lý;
b) Cơ chế vận hành của hệ thống, bao gồm thông tin mô tả hệ thống, cách thức nhập và lưu trữ dữ liệu, cách thức quản trị dữ liệu;
c) Các thông tin tại Điều 44 Nghị định này.
8. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định này.
9. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
10. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong ba năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận, chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định này, trong trường hợp doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông.
11. Giấy phép kinh doanh có nội dung cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ, bao gồm hoạt động bán lẻ theo phương thức đa cấp, trong trường hợp doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông.

Trước đây, khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, chủ thể muốn kinh doanh theo phương thức đa cấp cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đến Bộ Công thương. Hồ sơ gồm những thành phần theo quy định tại Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

- 01 bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu và giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam; hộ chiếu đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam) của những người nêu tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

- 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm:

+ Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

+ Kế hoạch trả thưởng;

+ Chương trình đào tạo cơ bản;

+ Quy tắc hoạt động.

- 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.

- 01 bản chính văn bản xác nhận ký quỹ.

- Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định này.

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định này.

-Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận thì anh đã đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh đa cấp. Giấy chứng nhận này có thời hạn 5 năm, khi hết hạn anh có thể tiến hành thủ tục gia hạn.

Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, chủ thể muốn tiến hành kinh doanh trên thực tế cần đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đối tượng kinh doanh và điều kiện chủ thể. Tiếp đó, cần lập hồ sơ gồm đầy đủ những thành phần luật định và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chờ được chấp thuận.

Bán hàng đa cấp
Phương thức đa cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác mua hàng mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không?
Pháp luật
Từ 1/7/2024 hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có phải lập thành văn bản không? Có được yêu cầu người khác phải đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp?
Pháp luật
Tổ chức bán hàng đa cấp trên mạng xã hội nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có được không?
Pháp luật
Bán hàng đa cấp là gì? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp từ ngày 01/7/2024 ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có bắt buộc phải mua lại hàng hóa đã bán khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp tự chấm dứt hoạt động bán hàng sẽ phải thực hiện thông báo ở đâu?
Pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Hàng hóa là thiết bị y tế có được kinh doanh theo phương thức đa cấp không? Người nước ngoài có được tham gia bán hàng đa cấp tại Việt Nam không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có được kinh doanh theo phương thức đa cấp? Có phải đặt cọc để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp?
Pháp luật
Người tham gia bán hàng đa cấp có phải chịu chi phí đào tạo bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán hàng đa cấp
1,392 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán hàng đa cấp Phương thức đa cấp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào