Có phải lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập khi có khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay không?
- Có phải lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập khi có khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay không?
- Chuyên gia tư vấn độc lập được lựa chọn để lấy ý kiến trong trường hợp khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
- Cần gửi những tài liệu gì cho chuyên gia tư vấn độc lập để thực hiện lấy kiến kiến đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ?
Có phải lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập khi có khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về trường hợp phải lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Việc đánh giá của chuyên gia tư vấn độc lập đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Chương IV Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong những trường hợp sau đây:
a) Hội đồng không thống nhất về kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp;
b) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng.
...
Theo đó, nếu có ý khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thì Bộ Khoa học và Công nghệ cần tổ chức lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập.
Việc lấy ý kiến về việc khiếu nại đối với kết luận của Hội đồng tư phải được thực hiện với ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập.
Có phải lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập khi có khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay không? (Hình từ Internet)
Chuyên gia tư vấn độc lập được lựa chọn để lấy ý kiến trong trường hợp khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về điều kiện đối với chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Việc đánh giá của chuyên gia tư vấn độc lập đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Chương IV Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
...
4. Điều kiện đối với chuyên gia tư vấn độc lập, thủ tục lấy ý kiến và trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện theo quy định tại Điều 18, khoản 2 Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN.
...
Dẫn chiếu Điều 18 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không phải là thành viên Hội đồng; không thuộc tổ chức chủ trì; không là cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị em một, con đẻ của chủ nhiệm hoặc người tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Là nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao (học vị tiến sỹ hoặc chức danh khoa học phó giáo sư trở lên, ưu tiên nhà khoa học đầu ngành), phù hợp với nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần đánh giá, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, thể hiện qua các kết quả nghiên cứu được công bố trong 05 năm gần nhất.
2. Thủ trưởng bộ, ngành, địa phương xem xét quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài hoặc chuyên gia không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chuyên gia tư vấn độc lập được lựa chọn để lấy ý kiến trong trường hợp khiếu nại về kết luận của Hội đồng tư vấn đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng điều kiện sau:
(1) Không phải là thành viên Hội đồng;
(2) Không thuộc tổ chức chủ trì;
(3) Không là cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị em một, con đẻ của chủ nhiệm hoặc người tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
(4) Là nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao (học vị tiến sỹ hoặc chức danh khoa học phó giáo sư trở lên, ưu tiên nhà khoa học đầu ngành), phù hợp với nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần đánh giá, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, thể hiện qua các kết quả nghiên cứu được công bố trong 05 năm gần nhất.
Cần gửi những tài liệu gì cho chuyên gia tư vấn độc lập để thực hiện lấy kiến kiến đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ?
Theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến chỉ đạo, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm chuẩn bị và gửi các tài liệu sau đây tới chuyên gia tư vấn độc lập:
(1) Công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ mời chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp;
(2) Các hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?