Có phải kê khai tài sản hằng năm hay không khi giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước?
- Giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước thì có phải kê khai tài sản theo quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng không?
- Giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước thì có phải kê khai tài sản hằng năm hay không?
- Tài sản, thu nhập phải kê khai và tổ chức việc kê khai tài sản được thực hiện thế nào theo quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng?
Giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước thì có phải kê khai tài sản theo quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng không?
Căn cứ Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó thì người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác, làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ thuộc đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập.
Giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước thì có phải kê khai tài sản hằng năm hay không?
Cũng căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
...
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
...
Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP cũng có quy định:
Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên;
b) Điều tra viên;
c) Kế toán viên;
d) Kiểm lâm viên;
đ) Kiểm sát viên;
e) Kiểm soát viên ngân hàng;
g) Kiểm soát viên thị trường;
h) Kiểm toán viên;
i) Kiểm tra viên của Đảng;
k) Kiểm tra viên hải quan;
l) Kiểm tra viên thuế;
m) Thanh tra viên;
n) Thẩm phán.
2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thông tin chị cung cấp chưa rõ để xác định trường hợp của chị có phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm hay không, chị đối chiếu những quy định trên để biết chính xác.
Tải về mẫu kê khai tài sản thu nhập mới nhất 2023: Tại Đây
Giữ chức vụ trưởng phòng ở doanh nghiệp vốn nhà nước thì có phải kê khai tài sản hằng năm hay không? (Hình từ Internet)
Tài sản, thu nhập phải kê khai và tổ chức việc kê khai tài sản được thực hiện thế nào theo quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng?
Tài sản, thu nhập phải kê khai được quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, cụ thể:
Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
...
Điều 37. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
a) Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
b) Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
c) Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
2. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?