Có những kiểu chữ, chữ số nào được sử dụng trên bản vẽ xây dựng? Kích thước của chữ và chữ số được quy định thế nào?
Có những kiểu chữ, chữ số nào được sử dụng trên bản vẽ xây dựng?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4608:2012 về Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng quy định thì có các kiểu chữ, chữ số được sử dụng trên bản vẽ xây dựng, cụ thể như sau:
(1) Kiểu chữ in hoa và chữ số vuông, nét liền trình bày theo quy định dưới đây:
(2) Kiểu chữ in hoa và chữ số khổ đứng, nét liền trình bày theo quy định dưới đây:
(3) Kiểu chữ in thường, nét liền trình bày theo quy định dưới đây:
Lưu ý: Các kiểu chữ và chữ số trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4608:2012 có thể viết đứng hay nghiêng tùy yêu cầu và tính chất của nội dung cần minh họa (Tên bản vẽ, tên hình vẽ, chú thích trên hình vẽ, thuyết minh…).
Độ nghiêng (α) của chữ và chữ số không lớn hơn 30o so với phương thẳng đứng của dòng viết.
Góc nghiêng a tạo bởi nét đứng của chữ hoặc chữ số hợp với phương thẳng đứng của dòng viết.
Có những kiểu chữ, chữ số nào được sử dụng trên bản vẽ xây dựng? (Hình từ Internet)
Kích thước của chữ và chữ số sử dụng trên bản vẽ xây dựng được quy định thế nào?
Theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4608:2012 về Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng thì kích thước của chữ và chữ số sử dụng trên bản vẽ xây dựng được quy định như sau:
Kích thước của chữ và chữ số, độ đậm của nét và khoảng cách giữa hai chữ trong một từ, giữa hai chữ số trong một số, giữa hai từ hay hai số kề nhau, giữa các dòng được quy định trong Bảng 1 (theo kiểu chữ khổ vuông) và trong Bảng 2 (cho kiểu chữ khổ đứng).
Bảng 1 – Kích thước kiểu chữ khổ vuông
Kích thước quy định | Tỷ lệ giữa kích thước và chiều cao |
1. Chiều cao chữ và chữ số | h |
2. Chiều rộng của chữ và chữ số (trừ số 1 và chữ l, chữ L) | h |
3. Chiều rộng của số 1 và chữ l, chữ L | Từ 1/10 h đến 1/8 h = 0,8 h |
4. Độ đậm (chiều rộng) của nét chữ và chữ số | Từ 1/10 h đến 1/8 h |
5. Khoảng cách giữa hai chữ hoặc hai chữ số kề nhau | Từ 1/10 h đến 1/5 h |
6. Khoảng cách giữa hai từ hoặc hai con số kề nhau | Không nhỏ hơn ½ h |
7. Khoảng cách giữa các dòng | Từ 0,5 h đến 1,2 h |
Lưu ý: Cho phép thu hẹp khoảng cách giữa các chữ TA, VA, WA, AY….để từ thể hiện được cân đối.
Bảng 2 – Kích thước kiểu chữ khổ đứng
Kích thước quy định | Tỷ lệ giữa kích thước và chiều cao |
1. Chiều cao chữ và chữ số | h |
2. Chiều rộng của chữ và chữ số (trừ các chữ I, chữ M, chữ W và số 1) | 3/10 h |
3. Chiều rộng của chữ M | 4/10 h |
4. Chiều rộng chữ l và số 1 | Từ 1/10 h đến 1/8 h |
5. Độ đậm (nét chữ và chữ số) | Từ 1/10 h đến 1/8 h |
6. Khoảng cách giữa hai chữ hoặc hai chữ số kề nhau | Từ 3/10 h đến h |
7. Khoảng cách giữa hai từ hoặc hai con số kề nhau | Không nhỏ hơn h |
8. Khoảng cách giữa các dòng | Từ 0,5 h đến 1,2 h |
Bản vẽ xây dựng chủ yếu được chia thành mấy phần?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5896:2012 (ISO 9431:1990) về Bản vẽ xây dựng - Bố trí hình vẽ, chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ thì bản vẽ xây dựng chủ yếu được chia thành các phần sau đây:
(1) Phần bố trí hình vẽ: Các hình trong một bản vẽ xây dựng được sắp xếp theo hàng và theo cột. Một hình nếu được coi là hình vẽ chính phải đặt tại góc trên bên trái của bản vẽ hoặc của một nhóm các hình vẽ. Nếu có thể được thì sau khi vẽ xong các hình, nên gập tờ giấy vẽ theo khổ A4.
(2) Phần chú thích bằng chữ: Trên bản vẽ xây dựng, phần chú thích bằng chữ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho việc hiểu rõ nội dung của bản vẽ, không kể các chú thích cần thiết được ghi ngay cạnh các hình vẽ trong phần bố trí hình vẽ.
- Phần chú thích bằng chữ thường được đặt ở lề bên phải của bản vẽ; chiều rộng của phần này bằng chiều rộng của khung tên, rộng nhất là 170 mm hoặc nhỏ nhất là 100 mm.
- Phần chú thích bằng chữ được chia thành các cột có chiều rộng thích hợp.
- Các thông tin dưới đây thường được ghi trong phần chú thích bằng chữ:
+ Các giải thích: Trong phần "Giải thích" ghi các thông tin cần thiết để đọc bản vẽ, chẳng hạn giải thích của các ký hiệu đặc biệt, các tên gọi, các chữ viết tắt và các đơn vị kích thước.
+ Các chỉ dẫn: Trong phần "Chỉ dẫn" ghi các thông tin cần thiết để hoàn thiện những nội dung đã trình bày trên bản vẽ nhằm bổ sung cho các thông tin ghi trong phần để vẽ hình, chẳng hạn các chỉ dẫn liên quan tới vật liệu, gia công, xử lý bề mặt, vị trí lắp ráp, giá trị các đơn vị đo và các kích thước tổ hợp.
Nếu một vài đối tượng được trình bày trên bản vẽ thì các chỉ dẫn tổng quát phải đặt trong phần chú thích bằng chữ, còn các chỉ dẫn đặc biệt được đặt ngay bên cạnh hình vẽ tương ứng.
+ Các tham khảo: Trong phần "Tham khảo" ghi các bản vẽ và các tài liệu khác có liên quan.
+ Hình vẽ định vị: được đặt sao cho vẫn thấy rõ sau khi đã gấp bản vẽ.
+ Bảng sửa đổi: dùng để ghi tất cả những thay đổi như các sửa chữa, các điểm sửa bổ sung sau lần vận hành đầu tiên. Ngoài ra, bất kỳ yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của bản vẽ cũng được ghi trong bảng sửa đổi.
(3) Phần khung tên (Xem ISO 7200).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?