Có người thân trong gia đình đang ở tù thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Nhờ người khác đi đăng ký NVQS lần đầu được không?
- Có người thân trong gia đình đang ở tù thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
- Công dân có người thân trong gia đình đang ở tù khi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thì có được nhờ người khác đi thay không?
- Công dân có người thân trong gia đình đang ở tù khi khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự thì bao lâu sẽ được biết kết quả phân loại sức khỏe?
Có người thân trong gia đình đang ở tù thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
...
Ngoài ra những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đối chiếu những tiêu chuẩn, đối tượng nêu trên thì việc có người thân trong gia đình đang ở tù không ảnh hưởng đến việc tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân.
Cho nên công dân có người thân trong gia đình đang ở tù thì vẫn được tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định khi đáp ứng các điều kiện quy định.
Có người thân trong gia đình đang ở tù thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Công dân có người thân trong gia đình đang ở tù khi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thì có được nhờ người khác đi thay không?
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu được quy định tại Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Theo quy định thì công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự, cho nên không thể nhờ người khác đi thay được.
Công dân có người thân trong gia đình đang ở tù khi khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự thì bao lâu sẽ được biết kết quả phân loại sức khỏe?
Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Như quy định có để cập thì kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Quy định này có thể hiểu là từ sau khi khám sức khỏe xong, trong thời hạn 20 ngày kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai. Cho nên trong thời gian này công dân có thể xem được kết quả khám sức khỏe của mình tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?