Có được xem là hành vi bạo lực gia đình khi chồng có sự kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể của vợ hay không?
- Có được xem là hành vi bạo lực gia đình khi chồng có sự kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể của vợ hay không?
- Người bị bạo lực gia đình có được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình hay không?
- Chồng có hành vi ngăn cản vợ gặp gỡ bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối vợ thì có bị phạt tiền hay không?
Có được xem là hành vi bạo lực gia đình khi chồng có sự kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể của vợ hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
...
Như vậy, khi chồng có sự kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của vợ được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Người bị bạo lực gia đình có được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình hay không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình như sau:
Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
...
2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, người bị bạo lực gia đình có quyền được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Lưu ý: Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Có được xem là hành vi bạo lực gia đình khi chồng có sự kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể của vợ hay không? (Hình từ Internet)
Chồng có hành vi ngăn cản vợ gặp gỡ bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối vợ thì có bị phạt tiền hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý như sau:
Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, chồng có hành vi ngăn cản vợ gặp gỡ bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối vợ là có hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người chồng phải buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân là người vợ có yêu cầu xin lỗi đối với hành vi ngăn cản vợ gặp gỡ bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý cho vợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?