Có được xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ không? Nghĩa trang liệt sĩ có bao nhiêu mộ thì có bộ phận quản lý?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến quy định pháp luật về nghĩa trang liệt sĩ. Cho tôi hỏi có được xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ không? Nghĩa trang liệt sĩ có bao nhiêu mộ thì có bộ phận quản lý? Câu hỏi của anh N.Q.T ở Nghệ An.

Có được xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ không?

Theo quy định tại Điều 151 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc
1. Nghĩa trang liệt sĩ là nơi an táng thi hài, hài cốt liệt sĩ, được xây dựng trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính đối với các liệt sĩ, phù hợp với quy hoạch của từng địa phương.
2. Đài tưởng niệm liệt sĩ được xây dựng ở trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trung tâm của huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có nghĩa trang liệt sĩ hoặc nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu.
3. Đền thờ liệt sĩ là nơi thờ và ghi danh các liệt sĩ được xây dựng ở nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu.
4. Nhà bia ghi tên liệt sĩ được xây dựng tại các xã, phường, thị trấn, quận huyện không có nghĩa trang liệt sĩ.
5. Không xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ, trừ trường hợp xây mộ để đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập về.

Theo quy định trên, không được xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ, trừ trường hợp xây mộ để đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập về.

Nghĩa trang liệt sĩ

Nghĩa trang liệt sĩ (Hình từ Internet)

Nghĩa trang liệt sĩ có bao nhiêu mộ thì có bộ phận quản lý?

Theo Điều 136 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, số người làm việc của bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ; số người chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
1. Nghĩa trang liệt sĩ an táng từ 500 mộ liệt sĩ trở lên thì có bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
a) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
b) Số người làm việc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ trình Chính phủ quy định.
2. Nghĩa trang liệt sĩ an táng dưới 500 mộ liệt sĩ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số người chăm sóc.

Theo đó, nghĩa trang liệt sĩ an táng từ 500 mộ liệt sĩ trở lên thì có bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ.

Nghĩa trang liệt sĩ an táng dưới 500 mộ liệt sĩ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số người chăm sóc.

Khi sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ thì có thực hiện lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để giám định ADN xác định danh tính không?

Căn cứ khoản 1 Điều 146 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp lấy mẫu hài cốt liệt sĩ như sau:

Nguyên tắc thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau:
a) Khi hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính.
b) Khi di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ.
c) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ còn thiếu thông tin nhưng có thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu trong các giấy tờ sau: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh, giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh theo Mẫu số 44 Phụ lục I Nghị định này và các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ.
d) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ không có thông tin nhưng danh sách liệt sĩ của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh có chung thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu và đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cung cấp danh sách.
đ) Khi một mộ liệt sĩ thiếu thông tin trong nghĩa trang liệt sĩ mà có nhiều đại diện thân nhân liệt sĩ cùng nhận.
2. Không thực hiện việc lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau:
a) Mộ liệt sĩ tập thể.
b) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định đính chính thông tin trên bia mộ.
c) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng.
d) Mộ liệt sĩ đã được lấy mẫu để giám định ADN, trừ trường hợp mẫu không phân tích được ADN thì được lấy mẫu lần hai.
3. Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ (sau đây gọi chung là mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ) trong các trường hợp hài cốt liệt sĩ hoặc mộ liệt sĩ còn thiếu hoặc không có thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, có thông tin về nhân thân.

Như vậy, khi sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ thì có thể thực hiện lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Nghĩa trang liệt sĩ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ không? Nghĩa trang liệt sĩ có bao nhiêu mộ thì có bộ phận quản lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa trang liệt sĩ
1,464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa trang liệt sĩ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào