Có được vẽ quảng cáo trên cột điện không? Nếu không mà vẫn thực hiện thì cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Có được vẽ quảng cáo trên cột điện không?
Có được vẽ quảng cáo trên cột điện không, thì theo khoản 16 Điều 8 Luật Quảng Cáo 2012 như sau:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Và theo nội dung này được hướng dẫn bởi điểm b khoản 2 Công văn 2310/BVHTTDL-VHCS năm 2013 như sau:
Về việc thực hiện một số quy định cấm tại Điều 8 Luật Quảng cáo
...
b) Tại khoản 16 Điều 8 quy định cấm: “Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiện giao thông và cây xanh nơi công cộng” trong đó cột điện, trụ điện quy định tại khoản này là cột điện dùng để treo, mắc dây dẫn điện để đảm bảo an toàn lưới điện quốc gia và người sử dụng.
Như vậy, vẽ quảng cáo trên cột điện là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định trên.
Vẽ quảng cáo trên cột điện (Hình từ Internet)
Vẽ quảng cáo trên cột điện thì cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Vẽ quảng cáo trên cột điện thì cá nhân bị phạt theo khoản 1, điểm b khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
...
Và theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Như vậy, vẽ quảng cáo trên cột điện thì cá nhân bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vẽ quảng cáo trên cột điện là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vẽ quảng cáo trên cột điện được quy định tại khoản 1 Điều 3a Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vẽ quảng cáo trên cột điện là 01 năm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trách nhiệm phòng chống HIV AIDS của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? 12 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống HIV AIDS?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II quản lý nhà nước trên địa bàn nào? Có tư cách pháp nhân không?
- Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi để đi thiện nguyện thì có được lên lớp hay không? Các hình thức đánh giá học sinh THCS hiện nay?
- Đánh giá kế hoạch đầu tư công cần tuân thủ nguyên tắc nào? Đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công có nội dung ra sao?
- Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?