Có được tổ chức đấu thầu quốc tế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa mà trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng được chất lượng hay không?
Có được tổ chức đấu thầu quốc tế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa mà trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng được chất lượng hay không?
Căn cứ Điều 11 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;
d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
...
Như vậy, theo quy định, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì thuộc trường hợp được tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu.
Lưu ý: Trong trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế.
Có được tổ chức đấu thầu quốc tế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa mà trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng được chất lượng hay không? (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ tiếng Việt có được sử dụng để đấu thầu quốc tế hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định về ngôn ngữ sử dụng đấu thầu như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Như vậy, theo quy định, ngôn ngữ tiếng Việt vẫn được sử dụng trong đấu thầu quốc tế nhưng phải kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ; trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Như vậy, đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế được quy định như sau:
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
- Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ;
Trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam.
Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
- Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
- Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?