Có được tạm giữ thẻ Căn cước công dân của cá nhân để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính không?
Có được tạm giữ thẻ Căn cước công dân của cá nhân để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
...
Theo đó, thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Như vậy, theo quy định này thì không được tạm giữ thẻ Căn cước công dân của cá nhân để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính.
Có được tạm giữ thẻ Căn cước công dân của cá nhân để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ thì công dân có được sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình không?
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
...
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Công dân có nghĩa vụ gì khi bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
...
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.
3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.
Theo đó, khi bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân thì công dân phải có nghĩa vụ nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?