Có được sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn, mua cổ phần không? Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp?
Có được sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn, mua cổ phần không?
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020) quy định như sau:
(1) Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần.
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt, trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị để trực tiếp mua cổ phần hoặc thông qua công đoàn cơ sở và cấp dưới trực thuộc mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp công đoàn cổ phần hóa. Đơn vị mua cổ phần phải lập tờ trình, kèm theo văn bản của Ban cổ phần hóa doanh nghiệp chấp thuận cho tổ chức Công đoàn được mua cổ phần, trình công đoàn cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
- Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần ưu đãi.
+ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trình Tổng Liên đoàn phê duyệt mua cổ phần ưu đãi.
+ Tổng Liên đoàn phê duyệt mua cổ phần ưu đãi và mua cổ phần không ưu đãi.”
(2) Sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
- Đối tượng thực hiện
Các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
- Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn góp vốn.
Đơn vị sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt để thực hiện.
(3) Cấp quyết định việc mua cổ phần, sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp được quyết định việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp của các cấp công đoàn (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán).
Theo đó, công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cổ phần hóa và góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
Tuy nhiên, phải được Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc Tổng Liên đoàn phê duyệt tùy thuộc mức mua cổ phần ưu đãi dưới hay trên 2 tỷ đồng. Trường hợp sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết thì phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt. Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán) cũng sẽ do các cơ quan nói trên quyết định.
Có được sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn, mua cổ phần không?
Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 10 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp như sau:
- Thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
- Cử người đại diện phần vốn của công đoàn hay người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh.
- Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và các quyền lợi khác đối với người đại diện phần vốn của công đoàn hoặc người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người đại diện báo cáo tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác và các vấn đề khác có liên quan của doanh nghiệp nơi Chủ sở hữu hoặc đại diện Chủ sở hữu đầu tư vốn.
- Quyết định việc tăng vốn đầu tư, thu hồi vốn đầu tư theo thẩm quyền; giám sát việc thu hồi lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn công đoàn.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về quyền của người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn như sau:
- Thực hiện các quyền theo ủy quyền Chủ sở hữu (đại diện chủ sở hữu)
- Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp khi được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) giới thiệu.
- Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế của doanh nghiệp
- Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do doanh nghiệp tổ chức (nếu có).
- Được doanh nghiệp cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện (nếu có).
- Được doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp và Người đại diện khác.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến nội dung sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn, mua cổ phần mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?