Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không? Yêu cầu những giấy tờ cần có trong ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích?

Xin hỏi tôi muốn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tôi có được phép ủy quyền cho người khác đại diện đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích hay không? Yêu cầu những giấy tờ cần có trong trường hợp ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích? Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu giải pháp hữu ích được quy định ra sao? - Câu hỏi của bạn Khánh Ngân (TP. HCM).

Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không?

Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không?

Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

Theo quy định trên, việc đăng ký quyền sở hữu pháp hữu ích được phép ủy quyền cho người khác thực hiện và phải được xác lập thành giấy ủy quyền. Nội dung giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;

+ Phạm vi uỷ quyền;

+ Thời hạn uỷ quyền;

+ Ngày lập giấy uỷ quyền;

+ Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.

Dẫn chiếu theo điểm 4.3 khoản 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) hướng dẫn Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền hợp lệ;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hợp lệ;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền;

+ Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc.

Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện.

Theo đó, chủ đơn đăng ký giải pháp hữu ích có thể thực hiện ủy quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích thông qua hình thức văn bản (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền) và đảm bảo được các điều kiện quy định trên.

Yêu cầu những giấy tờ cần có trong ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích?

Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định yêu cầu đối với đơn đăng ký giải pháp hữu ích bao gồm những giấy tờ sau đây:

(1) Tờ khai đăng ký theo mẫu 01-SC tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Người nộp đơn phải nộp 02 bản tờ khai đăng ký.

(2) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;

Dẫn chiếu theo Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tài liệu xác định giải pháp hữu ích cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế, gồm:

+ Bản mô tả giải pháp hữu ích:

Người nộp đơn phải nộp 02 bản mô tả giải pháp hữu ích. Bản mô tả giải pháp hữu ích phải bao gồm phần mô tả giải pháp hữu ích và phạm vi bảo hộ giải pháp hữu ích. Bản mô tả giải pháp hữu ích có thể bao gồm bản vẽ (nếu cần) để minh họa giải pháp hữu ích.

+ Bản tóm tắt giải pháp hữu ích:

Người nộp đơn phải nộp 02 bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không nên quá 150 từ) về giải pháp hữu ích yêu cầu bảo hộ. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Bản tóm tắt có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng. Tất cả các hình vẽ, công thức đặc trưng (nếu có) chỉ được trình bày trong một nửa trang A4 và phải rõ ràng.

(3) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp.

(4) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

(5) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

(6) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Theo đó, trên đây là những giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích mà anh cần chuẩn bị trước khi thực hiện ủy quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu giải pháp hữu ích được quy định ra sao?

Theo khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp nói chúng, chủ sở hữu giải pháp hữu ích nói riêng có các quyền tài sản sau đây:

Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.

Theo đó, chủ sở hữu giải pháp hữu ích có các quyền tài sản, gồm:

+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ;

+ Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ;

+ Định đoạt sáng chế theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 53 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định chủ sở hữu giải pháp hữu ích có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giải pháp hữu ích như sau:

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:
a) Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.
3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức dành cho các đồng tác giả. Các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Theo đó, trừ trường hợp đối với giải pháp hữu ích là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu giải pháp hữu ích có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng giải pháp hữu ích;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giải pháp hữu ích trước khi nộp thuế theo quy định.

Quyền sở hữu công nghiệp Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu công nghiệp:
Đăng ký giải pháp hữu ích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như thế nào?
Pháp luật
Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp có phải là quyền sở hữu trí tuệ không? Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở nào?
Pháp luật
Tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi tên trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Tên chi nhánh của hợp tác xã được đặt như thế nào? Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài không?
Pháp luật
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng có phụ thuộc vào thủ tục đăng ký không?
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở nào? Phạm vi quyền đối với tên thương mại?
Pháp luật
Nghị định 65/2023/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp
845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu công nghiệp Đăng ký giải pháp hữu ích

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu công nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký giải pháp hữu ích

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào