Có được phép tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu rồi hợp thửa với thửa liền kề không?

Có được phép tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu rồi hợp thửa với thửa liền kề không? Bố mẹ tôi khi còn sống có để lại cho chị em chúng tôi một mảnh đất (đã được sang tên cho hai chị em). Bây giờ tôi muốn bán phần đất của mình đi để lấy tiền, nhưng chị gái tôi không đồng ý vì đây là đất hương hỏa và phần đất này cũng khá nhỏ nên không thể tách thành 2 thửa được. Vì đây là đất hương hỏa nên thật sự tôi cũng không muốn bán, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn quá, nên tôi muốn bán đi để lấy tiền. Tôi chấp nhận chỉ nhận ¼ giá trị mảnh đất thôi. Ngay thửa đất bố mẹ để lại này là phần đất của tôi. Vậy tôi có thể xin tách ¼ thửa đất này ra để hợp thửa với mảnh của tôi rồi bán được không? Đây là câu hỏi của chị Hoài Mỹ đến từ Long An.

Có được phép tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu rồi hợp thửa với thửa liền kề không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định:

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
...

Như vậy, mọi vấn đề, thủ tục phát sinh trên đất đồng sở hữu đều phải có sự đồng ý của tất cả người sở hữu đất.

Trường hợp có nhiều người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần, nếu từng người muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Khó khăn ở đây là mảnh đất này khá nhỏ nên không thể tách ra làm 02 thửa được.

Do đó, chúng ta có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để xử lý. Cụ thể:

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu
...
3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
...

Như vậy, trường hợp chị xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì sẽ được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

Tách thửa đất

Tách thửa đất (Hình từ Internet)

Thời gian thực hiện thủ tục, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tách thửa đất là bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
...
2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;
b) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;
c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày;
d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;
đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;
...

Như vậy, thời gian thực hiện thủ tục, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tách thửa đất là không quá 15 ngày.

Tách thửa đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Căn cứ theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định nhu sau:

Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Như vậy, việc tách thửa đất được theo trình tự, thủ tục như trên.

Tách thửa đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trường hợp không được tách thửa đất: Điều kiện tách thửa đất là gì?
Pháp luật
Tách thửa đất ở khi đang cho người khác thuê nhà ở trên đất có được không? Quy định về điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa như thế nào?
Pháp luật
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội 2024 mới nhất? Diện tích tối thiểu tách thửa Hà Nội 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn tách thửa đất cho con là mẫu nào theo quy định? Hướng dẫn viết mẫu đơn tách thửa đất cho con?
Pháp luật
Đất trồng cây hằng năm tách thửa được không? Điều kiện để tách thửa đất trồng cây hằng năm là gì?
Pháp luật
Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay?
Pháp luật
Điều kiện để tách thửa đất là đảm bảo phải có lối đi được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất? Tách thửa đất phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Pháp luật
Diện tích tách thửa đất tối thiểu tại Thanh Hóa đối với khu vực đô thị là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Điều kiện tách thửa hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa tại TPHCM theo Quyết định 100?
Pháp luật
Quyết định 100/2024 quy định tách thửa mới tại TP HCM thay tế Quyết định 60/2017? Diện tích tách thửa tối thiểu tại TPHCM năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tách thửa đất
4,370 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tách thửa đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tách thửa đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào