Có được nhập khẩu hàng hoá là linh kiện, phụ kiện máy tính từ nước ngoài về Việt Nam để bán online không?
Có được nhập khẩu hàng hóa là linh kiện, phụ kiện máy tính từ nước ngoài về Việt Nam để bán online không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.”
Như vậy theo quy định trên đối với mặt hàng là linh kiện, phụ kiện máy tính mới 100% không thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu nên công ty bạn có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thương mại thông thường.
Nhập khẩu linh kiện hàng hóa
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 191/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC quy định như sau:
(1) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hàng hóa, thông tin do chủ hàng cung cấp và thông tin cảnh báo nội bộ về sự sai khác giữa thông tin khai báo của người gửi về hàng hóa, trị giá hàng hóa với thực tế hàng hóa và các chứng từ liên quan (nếu có) để thực hiện chia nhóm hàng hóa như sau:
b) Hàng hóa nhập khẩu được chia nhóm như sau:
- Nhóm 1: Hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;
- Nhóm 2: Hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không thuộc mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành;
- Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc nhóm 1, nhóm 2; hàng hóa thuộc nhóm 1, nhóm 2 nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự làm thủ tục hải quan; hàng hóa có thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp; hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.
Như vậy đối với hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, phụ kiện máy tính thuộc nhóm 3 theo quy định trên.
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC quy định như sau:
- Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
- Về kiểm tra trị giá hải quan, xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan và xác định xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định pháp luật về trị giá hải quan, xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thủ tục hủy tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
Theo đó căn cứ tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
- Tờ khai hải quan;
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
- Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
+ Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
- Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hóa của Công ty bạn gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL được thực hiện theo quy định trên.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có đóng thuế không?
Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định:
- Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.
Như vậy đối với hàng hóa nhập khẩu qua chuyển phát nhanh có giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu. Còn trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước cho toàn bộ trị giá hải quan của lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?