Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?
- Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân?
- Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?
- Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi có sự đồng ý của ai?
Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức bao gồm:
a) Cơ quan quản lý cán bộ, công chức; cơ quan sử dụng cán bộ, công chức và cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức để phục vụ yêu cầu công tác.
b) Trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh), cán bộ, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
...
Như vậy, theo quy định, các đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, bao gồm:
(1) Cơ quan quản lý cán bộ, công chức;
(2) Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức;
(3) Cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;
(4) Cán bộ, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
Lưu ý: Cán bộ, công chức chỉ được nghiên cứu hồ sơ của mình trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” theo biểu mẫu 04b-BNV/2007 quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06.
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao.
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ cán bộ, công chức như: Đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ.
đ) Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
...
Theo quy định thì những đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân chỉ được nghiên cứu hồ sơ tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
Do đó, không được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ.
Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi có sự đồng ý của ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” theo biểu mẫu 04b-BNV/2007 quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06.
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao.
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ cán bộ, công chức như: Đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ.
đ) Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
3. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Cung cấp đúng và đầy đủ các tài liệu cho người đến nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức theo “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” đã được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định, chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?