Có được mở quầy thuốc ở khác huyện khác nơi đang cư trú không? Quầy thuốc được bán các loại thuốc nào?
- Có được mở quầy thuốc ở huyện khác nơi cá nhân đang cư trú không?
- Mở quầy thuốc thì được bán các loại thuốc thuộc trường hợp phải kiểm soát đặc biệt không?
- Mở quầy thuốc muốn được kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Muốn được kinh doanh các loại thuốc kiểm soát đặc biệt cần chuẩn bị hồ sơ xin phép thế nào?
Có được mở quầy thuốc ở huyện khác nơi cá nhân đang cư trú không?
Địa điểm mở quầy thuốc, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 36. Địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã
1. Địa bàn mở quầy thuốc:
a) Xã, thị trấn;
b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;
c) Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực."
Theo đó, pháp luật không quy định về việc mở quầy thuốc phải có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại địa phương hay không.
Do đó, cá nhân có thể mở quầy thuốc tại huyện khác huyện mình đang cư trú.
Có được mở quầy thuốc ở khác huyện khác nơi đang cư trú không?
Mở quầy thuốc thì được bán các loại thuốc thuộc trường hợp phải kiểm soát đặc biệt không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Dược 2016 quy định quầy thuốc được mua bán các loại thuốc như sau:
- Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu.
- Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin.
- Mua và bán lẻ các thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ tuy nhiên thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Dược 2016.
Ngoài ra, đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy khi chị mở quầy thuốc có thể được kinh doanh các loại thuốc thuộc trường hợp phải kiểm soát đặc biệt tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Mở quầy thuốc muốn được kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Quầy thuốc kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ trên cơ sở các Điều kiện sau đây:
- Phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Có các biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Các biện pháp về an ninh được quy định cụ thể tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47 và Điều 48 Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
- Trường hợp kinh doanh thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy trường hợp chị mở quầy thuốc có kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt thì phải đáp ứng các điều kiện nêu trên và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 79 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì cơ quan có nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp của chị là Sở Y tế nơi quầy thuốc của chị đặt địa điểm kinh doanh.
Muốn được kinh doanh các loại thuốc kiểm soát đặc biệt cần chuẩn bị hồ sơ xin phép thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 49 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định các tài liệu phải nộp như sau:
- Các giấy tờ của hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Tài liệu thuyết minh cơ sở đáp ứng các biện pháp bảo đảm an ninh, không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo Mẫu số 18 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Danh mục các thuốc và quy trình pha chế các thuốc đối với cơ sở bán lẻ là nhà thuốc nếu có tổ chức pha chế theo đơn thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?