Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực khi phát điện mặt trời có công suất lắp đặt đến 1MW hay không?
Hoạt động điện lực là gì? Chính sách phát triển điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Điện lực 2004 quy định về hoạt động điện lực như sau:
1. Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
Căn cứ Điều 4 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, khoản 2 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định về chính sách phát triển điện lực như sau:
Chính sách phát triển điện lực
1. Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
2. Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực.
3. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện lực
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, các chính sách phát triển điện lực được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Hoạt động điện lực (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
...
Theo đó, các hành vi được quy định tại Điều 7 nêu trên là các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó cấm hành vi hoạt động điện lực không có giấy phép.
Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực khi phát điện mặt trời có công suất lắp đặt đến 1MW hay không?
Căn cứ Điều 34 Luật Điện lực 2004, điểm d, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định về những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
1. Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:
a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương;
...
2. Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Theo đó, một trong các trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực là khi tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công Thương.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
…
2. Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
…
Như vậy, khi tổ chức, cá nhân có hoạt động phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW nói chung và tổ chức, cá nhân có hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất lắp đặt đến 01 MW nói riêng phải tuân thủ các điều kiện đối với hoạt động phát điện và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
- khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2020/TT-BCT
- điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012
- Điều 34 Luật Điện lực 2004
- khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?