Có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không nếu lao động nữ đã nghỉ việc khi mang thai tháng đầu tiên?
Nghỉ việc khi mang thai tháng đầu tiên thì có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo như quy định trên thì có hai trường hợp lao động nữ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản như sau:
TH1: Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
TH2: Lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ theo 02 trường hợp được hưởng chế độ thai sản khi sinh con như trên thì trường hợp của bạn mang thai tháng đầu tiên mà đã nghỉ việc thì không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (do không đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội).
Có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không nếu lao động nữ đã nghỉ việc khi mang thai tháng đầu tiên? (Hình từ Internet)
Lao động nam phải đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì khi vợ sinh con mới được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con, trong đó có quy định:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...
Theo như quy định trên thì chỉ cần lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà không phụ thuộc vào việc đã đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tháng.
Lao động nữ đi làm sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày (hoặc 02 ngày nếu ở xa cơ sở khám chữa bệnh; người mang thai có bệnh lý; thai không bình thường).
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai tính theo ngày làm việc (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?